Thoát khỏi án tử, người phụ nữ nấu cơm chay cho bệnh nhân ung thư

Quán cơm chay Tuỳ Duyên (miễn phí) của bà Nguyễn Thị Hoa đối diện cổng Bệnh viện K3 luôn đông khách ra vào, thậm chí nhiều bệnh nhân đã trở thành khách quen của quán.
Thoát khỏi án tử, người phụ nữ nấu cơm chay cho bệnh nhân ung thư - ảnh 1

Những món ăn do chính tay bà Hoa tự nấu cho người nghèo, bệnh nhân ung thư.

Nấu ăn từ cái tâm

Quán cơm chay Tuỳ Duyên của bà Hoa, có pháp danh Tịnh Hải, nằm đối diện bệnh viện K3, luôn trong tình trạng đông khách.

Trong ngày, buổi sáng là lúc bà Hoa bận nhất. Dáng người nhỏ bé, bà Hoa cứ thoăn thoắt, luôn chân, luôn tay tất bật với việc nấu nướng. Vừa làm, có lúc bà Hoa lại nhăn mặt, đưa tay xoa bụng vì những cơn đau dạ dày hành hạ. 

Thoát khỏi án tử, người phụ nữ nấu cơm chay cho bệnh nhân ung thư - ảnh 2

Bà Hoa tâm sự, nếu không tự tay nấu bà không yên tâm. Những người qua giúp chỉ nhặt rau, rửa rau phụ bà.

Vừa nấu nướng, vừa trò chuyện với khách, chúng tôi được biết bà Hoa từng là bệnh nhân bị ung thư dạ dày, còn chồng bà qua đời vì căn bệnh ung thư phổi. Bà bảo chỉ khi bị bệnh, tìm đến kinh phật, bà mới giác ngộ được lý tưởng sống của đạo Phật và chẳng hiểu vì sao bà lại sợ thịt, cá.

Bà kể, từ khi ốm, chỉ nấu đồ ăn mặn thôi, chưa nếm, bà đã buồn nôn như người ốm nghén. Thế nhưng, khi chuyển sang ăn chay, bà lại ổn. Nên bà ăn chay trường 5 – 6 năm nay và có lẽ vì thế mà quán cơm chay của bà ra đời.

Bà Hoa kể: "Nếu kinh doanh lấy tiền thì tôi không chọn trước cổng bệnh viện như này. Tôi chỉ muốn làm việc gì đó có ích. Quán cơm có tên Tuỳ duyên tức là tôi sẽ cố làm đến khi nào hết duyên thì thôi".

Ý tưởng của bà cũng được con trai ủng hộ và hai mẹ con chuyển từ Thường Tín lên đây, vừa thuê ki ốt để ở vừa nấu cơm chay cho người bệnh với mong muốn giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

Toàn bộ các món ăn do tự tay bà Hoa nấu. Bà sợ, nếu nấu không có tâm thì đồ ăn không thể ngon vì đây hoàn toàn là đồ chay thực chứ không phải là các món chay chế biến sẵn.

Các món ăn như rau xào thập cẩm, chuối bung đậu, lạc, dưa góp, rau cải xoong luộc, khoai tây xào cà ri... đều dễ nấu, dễ ăn. 

Món chả mực được bà Hoa khéo léo làm từ nấm hải sản trộn bột chiên giòn để tăng khẩu vị cho người ốm. Đậu sốt cà chua, chả khoai lang chiên giòn… màu sắc rất bắt mắt, bà Hoa thường cho thêm bột nghệ và dầu điều. Bà bảo “nghệ tốt lắm nên tôi cứ cho vào, vừa đẹp mắt vừa bổ máu”.

Đặc biệt những loại thực phẩm này bà Hoa chọn đều tốt cho người điều trị ung thư.

Đôi tay thoăn thoát nấu hết món này đến món kia, bà Hoa lại chạy ra hướng dẫn các bạn sinh viên làm giúp ở phía ngoài. Nếu nhìn thấy lãng phí cọng rau hay tý gì bà lại “xót của” nói “các cháu không được để đồ phí như này, kiếp sau không có đồ ăn”.

Chỉ mong duyên dài mãi

Hai năm nay, khách hàng chủ yếu của bà Hoa là bệnh nhân đang điều trị ở bệnh viện K3 Tân Triều, là người nhà bệnh nhân, là những chú xe ôm và người qua đường. Họ chẳng biết bà chủ quán tên gì, mọi người chỉ nhớ hai từ Tùy Duyên.

Thoát khỏi án tử, người phụ nữ nấu cơm chay cho bệnh nhân ung thư - ảnh 3

Ít ai biết rằng người phụ nữ nhỏ bé này vẫn đang uống thuốc điều trị bệnh ung thư dạ dày.

Khi vào quán, mọi người chỉ chào nhau bằng câu "A di đà phật". Ai ăn ít lấy ít, ai ăn nhiều lấy nhiều và chọn món ăn theo sở thích, tuyệt đối không được để thừa. Sau khi ăn xong, chẳng có người nào đứng ở quầy thu ngân để bắt mọi người trả bao nhiêu mà tự cho tiền vào hòm, tùy tâm, người cho ít cho nhiều, ai không có cũng không sao.

Quán của bà Hoa ngày càng đông khách, hai mẹ con bà phải dậy từ 4h sáng để làm rau. Vì toàn làm bằng rau, củ, quả nên buổi sáng sớm, không kể mưa nắng, con trai bà đến chỗ lấy rau quen thuộc.

Quán của bà có vài sinh viên đến giúp đỡ nhặt rau, bưng đồ, rửa bát. Thậm chí, một vài người thân đến Bệnh viện K chăm người ốm, khi rảnh rỗi họ lại tranh thủ chạy ra giúp bà Hoa để đến bữa họ lấy đồ ăn về cho người thân của mình.

Thoát khỏi án tử, người phụ nữ nấu cơm chay cho bệnh nhân ung thư - ảnh 4

Quán cơm Tuỳ Duyên lúc nào cũng đông khách.

Bà Hoa kể, bà không biết ngày nấu bao nhiêu suất ăn, chỉ biết bà sẽ phục vụ cho đến người cuối cùng.

Mỗi tháng tiền thuê nhà, điện nước cũng tốn 15 – 17 triệu đồng cộng với tiền mua thực phẩm. Rất may, bà cũng được một vài mạnh thường quân chung tay giúp đỡ, nhưng nỗi lo “hết duyên” luôn thường trực trong lòng bà.

Buổi tối, khi dọn dẹp xong quán, bà Hoa lại tranh thủ làm các món cầu kỳ khác. Những chiếc ghế trong cửa hàng cũng chính là chiếc giường cho bà dựa lưng lúc đêm về. Có khi bà trải chiếu xuống sàn nhà để ngủ.

Với bà, hạnh phúc chính là đem những món ăn chay cứu giúp những hoàn cảnh khó khăn, mong mọi người hiểu được ý nghĩa và giữ vững niềm tin của việc ăn chay.

Phương Thuý

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !