"Thợ dạo" nâng mũi tại nhà, người phụ nữ Đà Lạt nhận kết đắng

Mới đây, một người phụ nữ Lâm Đồng phải nhập viện trong tình trạng đứt lìa trụ mũi, đầu mũi bị thủng, lỗ mũi chảy dịch và máu nham nhở...

{keywords}
Bệnh nhân trong tình trạng đứt lìa trụ mũi

Chia sẻ với phóng viên, BS Nguyễn Phan Tú Dung - Giám đốc Bệnh viện Thẩm mỹ JW Hàn Quốc cho biết, qua khai thác bệnh sử, chúng tôi biết chị P  vừa nâng mũi được 12 ngày.

Điều ngạc nhiên nhất chính là, ca phẫu thuật mũi của nữ bệnh nhân này lại thực hiện tại nhà riêng không vô trùng, không có hệ thống tiền mê, người phẫu thuật tự xưng là “bác sĩ Sài Gòn” và đang hành nghề thẩm mỹ dạo ở Madagui (Lâm Đồng).

Biến cố đến là chỉ sau hai ngày kể từ khi trải qua dịch vụ nâng mũi “dạo”, chị P đã cảm thấy chiếc mũi của mình tựa như có hàng ngàn hàng vạn con ong đang đâm chích vào từng thớ thịt. Chị đã liên tục gọi điện thoại cho người thực hiện nhiều lần để được giải quyết vấn đề đau nhức và nỗi lo lắng hiện tại. Tuy nhiên, lời hồi đáp là một câu nói vô cảm “ không sao đâu, một thời gian nữa sẽ hết..”.

Vừa đau đớn, vừa thất vọng nên chị quyết định tự cứu bản thân mình bằng cách liên hệ với các cơ sở, bệnh viện khác tại địa phương và trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện JW tiếp nhận thông tin về trường hợp của chị lúc 21h ngày 25/9. Thông qua đánh giá hình ảnh và những mô tả về tình trạng của mũi, nhân viên tư vấn đã khuyên chị cần phải đến trực tiếp bệnh viện trong hôm sau để bác sĩ xử lý trước khi quá muộn.

Ngay trong đêm 25/9, chị đã tức tốc mua vé xe đi xuyên đêm từ Lâm Đồng đến TP. Hồ Chí Minh.

7h sáng ngày 26/9, chị có mặt tại bệnh viện và được nhân viên đưa đến gặp trực tiếp TS. BS Nguyễn Phan Tú Dung để thăm khám.

{keywords}
Một chiếc sụn nhân tạo dài, cứng được "thợ thẩm mỹ dạo" nhét vào mũi của bệnh nhân

Khi vừa gặp bác sĩ Tú Dung chị đã thốt khẩn thiết: “Bác sĩ ơi! Xin hãy cứu em!.Chỉ vì tiếc tiền, ngại đi xa mà tìm đến một cơ sở không uy tín để chịu những nỗi đau tột cùng thế này”.

Qua thăm khám trực tiếp, bác sĩ Tú Dung - Giám đốc Bệnh viện Thẩm mỹ JW Hàn Quốc cho biết: Đây là một trường hợp bị hoại tử mũi rất nặng. Nếu không điều trị gấp, vùng da, sụn đang hoại tử sẽ lan rộng ăn mòn cả chiếc mũi.

Đáng sợ là "bác sĩ dạo" cắt đứt rời trụ mũi với đường rách toạc nham nhở, đường cắt ngang trụ mũi thông sâu vào trong lỗ mũi mới.

Trụ mũi đứt rời cháy đen như bị axit ăn mòn với cả đống chỉ khâu.

"Họ nhét hẳn một chiếc sụn nhân tạo vừa to dài, vừa cứng vào chiếc mũi của bệnh nhân, mà không cần quan tâm chiếc sụn này có bị quá cỡ so với cơ địa hiện tại của bệnh nhân hay không.

Với trường hợp này, chúng tôi phải mất hơn 3 tiếng đồng hồ, ekip mới có thể tách toàn bộ búi chỉ đang dính chặt vào các thớ thịt trong mũi, cắt lọc loại bỏ mô hoại tử đồng thời rút sụn nhân tạo, bơm rửa và làm sạch toàn bộ ổ dịch và vùng nhiễm trùng trong mũi, để tránh nguy cơ hủy hoại toàn bộ mũi bệnh nhân”, BS Tú Dung cho biết.

{keywords}
Các bác sĩ phải mất 3 tiếng đồng hồ để cấp cứu, bệnh nhân phải đợi thêm ít nhất 3- 6 tháng mới có thể tiếp tục xem xét tái tạo lại trụ mũi và dáng mũi

 Vị bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ cũng thông tin, nữ bệnh nhân phải cần chờ thêm ít nhất 3-6 tháng nữa để vùng da lành thương, mới có thể tiếp tục xem xét đến việc tái tạo lại trụ mũi và dáng mũi.

Qua trường hơp của chị P, BS Tú Dung lo ngại, một số người vì lợi nhuận trước mắt mà quên đi đạo đức, bất chấp luật pháp, xem thường sức khoẻ và tính mạng của người khác.

Nhu cầu làm đẹp là chính đáng, thị trường thẩm mỹ hiện nay vẫn là một trong những thị trường tiềm năng. Song rất nhiều các cơ sở spa, thẩm mỹ viện cho ra đời các dịch vụ thẩm mỹ “dạo” như: phun xăm, cắt mắt, nâng mũi, thậm chí là nâng ngực bằng “bơm” silicon rất nguy hiểm.

Tuy nhiên, BS Tú Dung nhấn mạnh, chị em đừng bao giờ “đánh cược” sức khỏe và tính mạng của bản thân mình chỉ vì những lợi ích nhất thời. 

N. Huyền  

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !