Sốt xuất huyết và mắc Covid-19 điều trị như thế nào?

Bị sốt xuất huyết và mắc Covid-19, việc điều trị sẽ khó khăn hơn, cả hai bệnh đều có thể gây suy hô hấp nhưng cơ chế điều trị khác nhau.

Bé P.T.C.T. (6 tuổi, ngụ xã Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, TP.HCM) mắc Covid-19, sau khi đưa vào viện thì bé đã bị sốc, rối loạn đông máu và dương tính với sốt xuất huyết.

Theo chia sẻ của gia đình bé T., gia đình bé nằm trong vùng đỏ Covid-19, cả nhà test nhanh Covid-19 thấy bé lên 2 vạch, bé được cách ly theo dõi cùng với cha mẹ tại nhà. Tới ngày thứ 9, thấy con mệt lả, khó thở, cả nhà tưởng chừng bé bị Covid-19 trở nặng nên đưa bé tới bệnh viện cấp cứu.

Khi tới bệnh viện,  bé T. có biểu hiện ngã quỵ, bứt rứt, mạch nhanh nhẹ không bắt được, huyết áp tụt sâu không đo được. Tại Bệnh viện, bé T. được xét nghiệm nhanh RT-PCR với virus SARS-CoV-2 cho kết quả âm tính, tuy nhiên, khi xét nghiệm máu thì bé T. dương tính với virus Dengue gây sốt xuất huyết.

Bé T. đã bị biến chứng sốc, rối loạn đông máu nặng, xuất huyết dạ dày, tràn dịch ổ bụng và hai màng phổi, suy hô hấp, tổn thương gan. Bé được các bác sĩ đặt ống nội khí quản giúp thở nhanh chóng, chọc màng bụng, dùng thuốc vận mạch, truyền dịch đại phân tử, truyền máu và hỗ trợ hồi sức tích cực khác. Sau hơn hai tuần hồi sức tích cực bé mới qua được cửa tử.

Gần đây số ca sốt xuất huyết tăng nhiều và dễ trở nặng được chuyển tuyến. Song song với phòng Covid-19, người dân không nên lơ là và phải luôn chủ động phòng chống bệnh, phải luôn để ý theo dõi những dấu hiệu cảnh báo khi có dấu hiệu sốt cao, sốt trên 2 ngày không hạ sốt nên đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ tránh biến chứng.

{keywords}
Chăm sóc bệnh nhi bị Covid-19 tại TP.HCM. 

Theo PGS.TS.BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên - Phó Trưởng khoa HSTC-CĐ - Trưởng Đơn vị điều trị Covid-19 Bệnh viện Nhi Đồng 1, thời gian qua bệnh viện cũng ghi nhận nhiều trường hợp trẻ vừa bị sốt xuất huyết, vừa mắc Covid-19.

Trong khi đó, sốt xuất huyết và Covid-19 đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Sốt xuất huyết do virus Dengue truyền bệnh qua trung gian mũi vằn Aedes aegyptie. Còn Covid-19 do virus SARS CoV-2 truyền bệnh qua ho, hắt hơi và giọt bắn. Cả hai đều có một số triệu chứng giống nhau có thể dễ gây lầm lẫn như sốt, đau đầu, đau nhức mình mẩy.

Khi sốt xuất huyết đi kèm với Covid-19 thì việc điều trị có thể sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

BS Nguyên cho biết khó khăn hay gặp đó là:

Một trong những biểu hiện rất thường gặp của Covid-19 ở trẻ em là sốt, triệu chứng này trùng với biểu hiện sốt trong sốt xuất huyết và rất khó phân biệt. Do đó, việc chẩn đoán có thể khó khăn và chậm trễ, cũng như ngày sốt xuất huyết khó nhận biết chính xác.

Tâm lí “sợ Covid-19” khiến cho người nhà đưa bé đến bệnh viện khám trễ, thường trong tình trạng đã sốc nặng khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn và kéo dài hơn.

Tăng đông là một trong những đặc trưng của Covid- 19 và thường cần được điều trị bằng thuốc kháng đông. Tuy nhiên, sốt xuất huyết lại thường gây ra rối loạn đông máu và giảm tiểu cầu, đặc biệt trong những trường hợp nặng. Do đó, việc điều trị kháng đông trong những trường hợp này cần phải cân nhắc rất cẩn thận.

Suy hô hấp rất hay gặp trong sốt xuất huyết dengue nặng và cũng có thể xảy ra trong Covid-19 điều trị có thể khác nhau và cần chẩn đoán kịp thời để nhanh chóng điều trị thích hợp. Phản ứng viêm như d-dimer hay ferritin cũng tăng rất cao trong sốt xuất huyết dengue cũng như Covid. Với các trường hợp bệnh nhân béo phì làm cho cả sốt xuất huyết hay Covid-19 cũng nặng và điều trị khó khăn.

Ngoài Covid-19, trẻ có thể mắc những bệnh lí thường gặp khác và vẫn có nguy cơ diễn tiến nặng. Do đó, cần đưa trẻ đi khám bệnh khi trẻ có sốt cao không giảm sau 3 ngày, li bì, nôn tất cả mọi thứ, khó thở hay không ăn uống được.

PGS Nguyên nhấn mạnh, sốt xuất huyết là một bệnh lí khá thường gặp ở trẻ em miền Nam và diễn tiến nặng, tử vong nếu không điều trị kịp thời, thích hợp. Do vậy, phụ huynh cần phải đưa trẻ bệnh đến bệnh viện sớm để được chẩn đoán, theo dõi và điều trị. Không vì sợ Covid-19 mà nhập viện trễ, sẽ diễn tiến nặng và hậu quả không tốt.

Khánh Chi 

Các bài tập giúp F0 lấy lại vị giác, khứu giác

Các bài tập giúp F0 lấy lại vị giác, khứu giác

Mất vị giác, khứu giác là đặc trưng của bệnh Covid-19 so với các bệnh cảm lạnh, cảm cúm khác. Khi bị mất vị giác, khứu giác người bệnh sẽ phục hồi sau nhiễm, để nhanh hơn có thể thực hiện các bài tập.

Vừa mới khỏi Covid-19 2 tuần thì có cần phải tiêm vắc xin mũi 3 hay không?

Vừa mới khỏi Covid-19 2 tuần thì có cần phải tiêm vắc xin mũi 3 hay không?

Hiện tại bác đã khỏi bệnh 2 tuần, thì bác có thể tiêm nhắc lại mũi 3, tuy nhiên, cần báo rõ tình trạng tiền sử với bác sĩ khám sàng lọc để chú ý theo dõi sau tiêm.

Thai phụ mắc Covid-19 phải thở máy, chạy ECMO, bác sĩ chỉ cách ngăn ngừa

Thai phụ mắc Covid-19 phải thở máy, chạy ECMO, bác sĩ chỉ cách ngăn ngừa

Tất cả thai phụ, sản phụ thở máy, chạy ECMO trong tuần qua đều chưa tiêm vắc xin Covid-19, chỉ 1-2 ngày đã diễn biến nặng, tiên lượng tử vong nếu không kịp thời điều trị tích cực. 

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Đang cập nhật dữ liệu !