Tổ cộng đồng 'vác tù và hàng tổng' thời Covid-19

“Trước kia chúng tôi nhắc cư dân đeo khẩu trang thì có người khó chịu, thậm chí bảo chúng tôi lắm chuyện, nhưng giờ thì không còn chuyện đó nữa”, bà Tuyền kể.

{keywords}
Bà Tuyền đang chuẩn bị những công việc cho công tác phòng chống dịch tại cộng đồng 

Vừa dọn đồ đạc vào căn chung cư mới thuê ở phố Kim Mã Thượng (Ba Đình, Hà Nội), chị Hà đã được “chăm sóc” chu đáo. Ngay tối đó, bà Trà (thành viên tổ Covid-19 cộng đồng) đã gõ cửa nhà chị.

Người phụ nữ trẻ nhíu mày định không tiếp khách. Nhưng ngay lập tức, bà Trà giải thích, bà chỉ làm nhiệm vụ “bảo vệ cộng đồng”. Khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, số ca mắc tăng lên, nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng thì mọi biến động của dân cư trong khu chung cư đều được theo dõi sát sao.

“Tôi không có ý soi mói cuộc sống của gia đình anh chị. Chỉ đơn giản là gia đình anh chị khai báo thời gian qua có đi từ Đà Nẵng, Yên Bái, Bắc Ninh, Bắc Giang… về không?. Nếu có về thì hãy tuân thủ các biện pháp phòng dịch đã được quy định rất rõ. Đấy cũng là cách bảo vệ gia đình anh chị cũng như cả cộng đồng chung cư này”, bà Trà giải thích.

Sau một hồi người đứng trong, người ngoài cửa nói chuyện, người phụ nữ trẻ cũng mở cửa khai cặn kẽ số lượng thành viên trong gia đình, lịch sử di chuyển cho bà Trà.

Theo bà Trà, vì ở khu phố của bà, hệ thống loa phường vẫn được duy trì phát thanh đều đặn nên công việc của bà ở tổ Covid-19 cộng đồng là kiểm tra, theo dõi những trường hợp có yếu tố nguy cơ để vận động và tuyên truyền họ tuân thủ các biện pháp chống dịch.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Hải Tuyền (đại điện Hội Phụ nữ phường phường Dương Nội, quận Hà Đông), người hơn một năm tham gia tổ Covid- 19 cộng đồng, cho biết công việc của bà mỗi ngày là rà soát người trở về từ vùng dịch, "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để yêu cầu họ kê khai y tế.

Tổ Covid-19 của Tổ dân phố số 1 phường Dương Nội, nơi bà Tuyền tham gia, có 7 thành viên luân phiên nhau tuyên truyền, làm nhiệm vụ theo từng thời điểm dịch.

Đều đặn từ 5h30 đến 7h và 17h30-19h hàng ngày, các thành viên của Tổ lại thay phiên nhau kéo loa thùng (được ghi âm sẵn các nội dung) đi tuyên truyền khắp các tòa nhà của khu đô thị. Bất kể ngày nắng cũng như ngày mưa, ngày lễ cũng như ngày thường, không buổi nào vắng bóng của họ.

“Chúng tôi căn giờ sáng sớm khi các cặp vợ chồng vừa ngủ dậy, chuẩn bị đi làm và buổi chiều đi làm về để tuyên truyền. Giờ thông tin trên báo, mạng cũng nhiều nhưng vẫn phải tuyên truyền để mọi người nâng cao ý thức. Hơn nữa, khi đi tuyên truyền thấy trường hợp nào không đeo khẩu trang chúng tôi nhắc ngay”, bà Khuất Hà Ân, Phó tổ trưởng Tổ Covid-19 cộng đồng Tổ dân phố số 1 phường Dương Nội cho biết.

Kể về thời gian làm công việc “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, bà Ân cho biết lắm lúc cũng không khỏi chạnh lòng, nhất là thời gian đầu khi người dân chưa hiểu hết mức độ nguy hiểm của dịch bệnh.

“Khi thấy chúng tôi cứ đều đặn buổi sáng sớm và chiều tối miệt mài đẩy loa thùng đi khắp sân chung cư để tuyên truyền về dịch Covid-19 và nhắc nhở ai không đeo khẩu trang, có người đến hỏi nhỏ: Bà làm thế này mỗi tháng được bao nhiêu tiền mà hăng hái thế?...”, bà Tuyền kể.

Hay thời điểm đầu năm 2021 khi thành phố yêu cầu “rà soát” người trở về từ vùng dịch Đà Nẵng hay người trở lại Hà Nội sau dịp Tết, nhiều gia đình trẻ tỏ ra khó chịu khi các thành viên gõ cửa hỏi thăm.

“Mấy cháu trẻ còn bảo các cô đừng đến, các cô tiếp xúc nhiều lại lây cho nhà cháu. Hoặc có những gia đình chúng tôi phải trở đi trở lại tới 4 lần mới gặp được chủ nhà. Nhưng vì trách nhiệm với cộng đồng chúng tôi luôn sẵn lòng bất kể ngày đêm”, bà Tuyền nói.

Hoặc như việc dán giấy thông báo gia đình có người cách ly theo dõi ở trước cửa hộ dân nào đó. Ban đầu, mọi người cũng phản đối vì lo lắng sẽ bị hàng xóm kỳ thị. Tuy nhiên, “chúng tôi giải thích việc dán để mọi người có ý thức hạn chế tiếp xúc và nhắc nhở nhau hạn chế tiếp xúc đỡ lây lan ra cộng đồng. Đây là quy định chứ không phải ý thích của các cô. Sau đó, gia đình đã hiểu và hợp tác vui vẻ”, bà Ân cho biết.

Những ngày này, khi cả nước chuẩn bị cho ngày bầu cử, bà Ân lại cùng các thành viên đi phát từng nhà tờ giới thiệu các đại biểu để nghiên cứu trước nhằm rút ngắn thời gian tập trung đông người ở điểm bầu cử. Việc làm này góp phần tránh lây lan dịch bệnh.

Trước sự nhiệt huyết, trách nhiệm vì cộng đồng với tâm thế hoàn toàn tự nguyện, hơn 10.000 tổ Covid- 19 cộng đồng ở Hà Nội đã phát huy được vai trò cùng chung tay ngăn chặn dịch bệnh. 

N. Huyền 

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !