Tiêm vắc xin mũi 3 nên phối hợp như thế nào?
Cho đến hiện tại không có vắc xin nào giảm nguy cơ tử vong 100 %, vì vậy việc tiêm mũi vắc xin tăng cường là cần thiết.
Hiệu quả của vắc xin
Theo TS Phạm Quang Thái – Viện Vệ sinh dịch tễ quốc gia, hiệu quả của vắc xin là 80% nhưng không phải giảm tuyệt đối số lượng mắc mà là giảm nguy cơ nhiễm bệnh, nguy cơ nặng.
Một nghiên cứu trên y tá của bệnh viện Boston thì những người tiêm vắc xin vẫn có nguy cơ nhiễm. Nhóm tiêm đầy đủ khả năng nhiễm theo thời gian chậm hơn nhóm tiêm không đầy đủ còn nhóm không tiêm gì thì dù dùng phương tiện bảo hộ vẫn nhiễm Covid-19.
Theo đánh giá, vắc xin mRNA thời gian từ khi có liều tiêm thứ hai trở đi càng xa thì nguy cơ nhiễm càng lớn, hiệu quả bảo vệ của vắc xin giảm đi từ 4 đến 6 tháng sau tiêm đủ 2 mũi.
Để đánh giá hiệu quả các vắc xin khác nhau: Nghiên cứu của Mông Cổ về 4 loại vắc xin AstraZenca, Pfizer, Sputnik, Verocel/ thì các nhóm vắc xin sinh ra kháng thể bám dính ở nhóm Spunik và Verocell ít hơn.
Theo thời gian vắc xin này sẽ giảm dần về khả năng chống nhiễm.
Khi miễn dịch giảm dần có cần tiêm nhắc lại không?
Theo TS Thái, hiện nay khi tiêm thêm với các loại vắc xin cũ hay vắc xin mRNA người ta đều thấy khả năng sinh kháng thể cao hơn cả kháng thể bám dính và kháng thể trung hòa, đáp ứng tế bào T đều tăng vọt.
Với Pfizer thêm 1 mũi bổ sung thì đường miễn dịch kéo lên rất cao. Với các vắc xin khác thì có suy giảm theo thời gian vì vậy việc tiêm bổ sung thêm 1 mũi là rất cần thiết.
Ảnh minh họa. |
Ở biến chủng Delta người ta thấy dù tiêm đủ 2 mũi thì vẫn có khả năng nhập viện nhưng khi họ theo dõi người tiêm thêm liều thứ 3 thì nguy cơ đã giảm, chỉ chưa đến 1% phải nhập viện. Nguy cơ trở nặng hay người có bệnh lý nền thì người ta vẫn thấy tiêm mũi 3 việc giảm tử vong ở bệnh nhân nhiễm Covid-19 vẫn rất lớn.
Việc phối hợp vắc xin như thế nào, TS Thái cho biết báo cáo của Mỹ cho thấy nếu phối hợp tiêm vắc xin vecter sau đó tiêm thêm mũi mRNA thì tăng hiệu quả bảo vệ hơn hẳn so với việc chỉ dùng vắc xin vecter hoặc vắc xin mRNA tiêm trước, vecter tiêm sau.
Vì vậy, khi sử dụng vắc xin mũi bù để kéo miễn dịch lên thì đến nay có nhiều minh chứng cho thấy miễn dịch bảo vệ nếu phối hợp thêm mRNA thì hiệu quả cao hơn rất nhiều.
Hiện FDA Hoa Kỳ đã đưa các nhóm cần tiêm mũi vắc xin nhắc lại đó là nhóm người trên 64 tuổi, người có bệnh lý nền, nguy cơ cao nhóm từ 18 – 64 tuổi tiêm vắc xin đơn liều ví dụ như vắc xin Janssen (Johnson & Johnson) và hiện tại các quốc gia sử dụng vắc xin vecter đơn liều thì cũng phải tiêm mũi nhắc lại.
Khi phối hợp vắc xin về mặt an toàn thì phản ứng thông thường không khác biệt so với tiêm cùng loại. Tuy nhiên phản ứng mệt mỏi, tiêm vết đau nhiều hơn nhưng qua nhanh.
TS Thái nhấn mạnh các vắc xin Covid-19 hiện nay vẫn rất an toàn, các bất lợi của vắc xin ở mức rất thấp so với việc không tiêm. Các băn khoăn phản ứng viêm cơ tim, đông máu rải rác thì vẫn vô cùng thấp so với nhiễm tự nhiên.
Mục tiêu của vắc xin là giảm trở nặng và tử vong nếu so sánh hiện tại chúng ta nhìn thấy được hiệu quả của vắc xin đó là cả chục nghìn ca mắc mỗi ngày nhưng số ca tử vong chỉ còn ở số hàng chục ca, so với thời điểm chưa tiêm giảm hơn rất nhiều.
Thời gian tới, TS Thái cho rằng cần có kế hoạch tiêm vắc xin tăng cường cho những đối tượng miễn dịch kém hơn người khác.
Khánh Chi
Phòng phản vệ nặng sau tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ, chuyên gia kiến nghị tiêm giảm liều
“Tôi đề xuất xem xét phương án tiêm liều 1/2 vắc xin Pfizer cho nhóm đối tượng dưới 18 tuổi”, TS. Bùi Lê Minh, trưởng ngành Công nghệ Sinh học - Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT - ĐH Nguyễn Tất Thành kiến nghị.