Chuyên gia kiến nghị biện pháp phòng chống dịch

Hà Nội hiện có 8.425 F0 đang điều trị, trong đó 149 bệnh nhân nặng, nguy kịch điều trị ở tầng 3 (chiếm 1,76%); có 1.275 bệnh nhân điều trị tại tầng 2 (15,13%) và tầng 1 là 7.001 (83,09%).

Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, giai đoạn thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP đến nay (11/10 - 18h00 ngày 14/12), Hà Nội ghi nhận 16.067 ca mắc (trung bình 251,04 ca/ngày), trong đó 6.080 ngoài cộng đồng (37,84%), 7.556 tại khu cách ly (47,02%), 2.402 tại khu phong tỏa (14,94%), 29 ca nhập cảnh (0,2%).

Trong ngày 14/12, toàn thành phố xét nghiệm 15.006 mẫu, kết quả phát hiện 900 trường hợp dương tính. Về công tác điều trị và cách ly, tổng số lượt đã điều trị: 21.313 người; hiện đang điều trị: 9.627 trường hợp F0.

Trong đó: Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: 82 trường hợp; Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: 175 trường hợp.

Tại các Bệnh viện thuộc Thành phố là 2.074 người (BVĐK Đức Giang: 183; BV Bắc Thăng Long: 71; BVĐK Gia Lâm: 138; Đông Anh: 80; BV Sóc Sơn: 54; BV Tâm thần HN: 28; BV Phụ Sản: 43; BV Tim: 7; Thanh Nhàn 102; BV Thanh Trì: 48; BV Phú Xuyên: 131; BVĐK Mê Linh: 132; BV Thạch Thất: 39; BV Ung Bướu: 10; BV Phổi: 13; Xanh Pôn: 31; BV YHCT Hà Nội: 50; BV Hoài Đức: 74; BV Quốc Oai: 42; BV Đan Phượng: 82; BV Phúc Thọ: 30; BV Hà Đông: 176; BV Sơn Tây: 29; BV Ba Vì: 41; BV Chương Mỹ: 94: BV Vân Đình: 93; BV Mỹ Đức: 118; BV Thanh Oai: 81; BV Đống Đa: 54.

Cơ sở thu dung điều trị thành phố: 3.737 người (Cơ sở điều trị Đền Lừ III: 793; cơ sở  KTX Phenikaa: 601; Cơ sở điều trị Thượng Thanh: 745; Cơ sở điều trị Pháp Vân - Tứ Hiệp: 1.598).

Tại các trạm Y tế lưu động: 2.832 người (Hoài Đức: 151; Đan Phượng: 101; Thanh Trì: 66; Mỹ Đức: 42; Sóc Sơn: 119; Long Biên: 50; Ba Vì: 30; Đông Anh: 107; Hà Đông: 147; Cầu Giấy: 77; Nam Từ Liêm: 95; Bắc Từ Liêm: 203; Phú Xuyên: 32; Chương Mỹ: 330; Phúc Thọ 10; Gia Lâm: 191; Thanh Oai :78; Thường Tín: 106; Hoàng Mai: 296; Mê Linh: 143; Tây Hồ: 90; Thanh Xuân: 188; Quốc Oai: 87; Thạch Thất: 68; Sơn Tây: 23; Ứng Hoà: 05; Hai Bà Trưng: 25; Hoàn Kiếm: 08; Ba Đình: 81).

Theo báo cáo, hiện thành phố có 727 F0 được theo dõi cách ly tại nhà. Tổng số bệnh nhân đã điều trị khỏi là 11.278 trong đó số bệnh nhân chuyển tầng điều trị 156, số bệnh nhân chuyển viện 1.213 người và tổng số bệnh nhân tử vong do Covid-19 là 62 trường hợp. 

{keywords}
"Chúng ta cần có biện pháp để người bệnh yên tâm- kết nối hỗ trợ về tâm lý, đảm bảo dinh dưỡng, hướng dẫn tập luyện kèm thêm thuốc. Trường hợp nào có thể thì để điều trị, cách ly tại nhà, trường hợp nào cần thiết thì nhập viện. Nếu làm được thế thì chắc chắn tử vong sẽ giảm", TS Nhung nói. 

Trước lo ngại số ca mắc tăng kéo theo tỷ lệ tử vong trên cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng tăng lên, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho rằng cần phải rà soát hết những trường hợp thuộc nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (người trên 50 tuổi, mắc các bệnh lý nền) chưa tiêm, chưa tiêm đủ mũi vắc xin để tiêm vét.

Lý do theo PGS. TS Nhung đưa ra cần phải rà soát nhóm này là bởi lúc trước, khi số F0 trong cộng đồng chưa nhiều thì chúng ta tiêm cho người trẻ- con, cháu trong gia đình. Họ không đem dịch về nhà, bảo vệ được người lớn tuổi.

Tuy nhiên, hiện nay số ca mắc trong cộng đồng nhiều dẫn đến lây các đối tượng này, nguy cơ tử vong cao, nhất là khi chưa được tiêm vắc xin", TS Nhung nói.

Tiếp đến là thuốc kháng virus. Theo PGS. TS Nhung hiện thuốc kháng virus đã được chứng minh có tác dụng giảm chuyển nặng, giảm tử vong. Đây là thuốc chưa được đăng ký, điều trị phải có kiểm soát. Vì thế, các địa phương phải quan tâm, tham gia vào chương trình nghiên cứu để người bệnh được tiếp cận thuốc. Bên cạnh đó, cần đảm bảo nguồn cung ứng thuốc.

Thứ ba là thay đổi trong điều trị. Hiện nay, y tế cơ sở vẫn tuân theo lối điều trị cũ là tập trung hết người bệnh vào một chỗ, rất khó đảm bảo về dinh dưỡng.

"Chúng ta cần có biện pháp để người bệnh yên tâm- kết nối hỗ trợ về tâm lý, đảm bảo dinh dưỡng, hướng dẫn tập luyện kèm thêm thuốc. Trường hợp nào có thể thì để điều trị, cách ly tại nhà, trường hợp nào cần thiết thì nhập viện. Nếu làm được thế thì chắc chắn tử vong sẽ giảm", TS Nhung nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm này, một bác sĩ từng tham gia mạng lưới mạng lưới "Thầy thuốc đồng hành" hỗ trợ từ xa khẩn cấp cho các bệnh nhân Covid-19 khu vực Hà Nội thời gian trước cho rằng, điều cần làm nhất của Hà Nội thời điểm này là làm sao để người dân không có cảm giác bị “bỏ rơi” như những gì MXH phản ánh những ngày qua.

“Dù có thể đó chỉ là một vài trường hợp cá biệt nhưng là những dấu hiệu chỉ dấu y tế cơ sở đã phần nào quá tải. F0 không được giải thích cặn kẽ khiến họ sốt ruột, không yên tâm.

Chính vì thế, hơn lúc nào hết Hà Nội cần kích hoạt hệ thống khám chữa bệnh từ xa, mạng lưới tình nguyện viên có kiến thức chuyên môn để tư vấn cho người dân để họ yên tâm theo dõi sức khoẻ tại nhà”, vị bác sĩ này cho hay. 

Cuối cùng, PGS. TS Nhung cũng nhấn mạnh để giảm số người tử vong do Covid-19 cũng cần phải kiềm chế số ca mắc. "Sống chung" nhưng khi phát hiện ổ dịch thì phải dập ổ dịch đó, không để bùng phát lớn, số mắc có thể lên nhưng trong giới hạn nhất định.

N. Huyền 

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Đang cập nhật dữ liệu !