Người đái tháo đường khi tiêm vắc xin Covid-19 cần lưu ý điều gì?
Người đái tháo đường (ĐTĐ) khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 phải thông báo cho bác sĩ khám sàng lọc về các thuốc đang uống nếu có như thuốc hạ đường huyết, hạ huyết áp, đặc biệt là thuốc chống đông máu…
Tiêm vắc xin Moderna 5 tuần chưa tiêm mũi 2 có mất hiệu lực của vắc xin?
Nhiều người sau khi tiêm vắc xin Moderna mũi 1 đã 5 tuần nhưng chưa có thông báo tiêm vắc xin mũi 2 lo lắng vắc xin mất hiệu lực.
Nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần người không mắc
TS BS. Trần Minh Triết – Khoa Nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) nếu bị nhiễm Covid-19 thì sẽ có nguy cơ diễn tiến nặng hơn so với người không mắc bệnh này.
Nguyên nhân là do người đái tháo đường nếu không được kiểm soát đường huyết tốt thì có thể đã xuất hiện nhiều biến chứng, sức đề kháng và khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể cũng bị suy giảm.
TS BS Minh Triết thông tin, tỉ lệ tử vong ở người mắc Covid-19 có ĐTĐ tăng gấp 3 lần so với người không bị bệnh lý này.
Bên cạnh việc gia tăng tỉ lệ tử vong, giãn cách xã hội do Covid-19 còn có thể khiến người bệnh ĐTĐ không thể đến khám bệnh, dẫn đến bỏ thuốc, không tuân thủ điều trị.
Người ĐTĐ khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, các biến chứng thì không dám đến bệnh viện khám bệnh. Hơn thế nữa, do giãn cách xã hội cũng làm chế độ dinh dưỡng thay đổi, ít hoạt động thể lực hơn.
Những yếu tố này làm cho đường huyết tăng cao, khó kiểm soát và tăng nguy cơ xuất hiện nhiều biến chứng liên quan đến ĐTĐ.
Chưa kể, một số trường hợp người bệnh tự ngưng thuốc quá lâu dẫn đến hôn mê tăng đường huyết phải nhập viện cấp cứu, hoặc một số trường hợp xuất hiện các biến chứng, nhưng không dám đến bệnh viện khám và cố gắng chịu đựng, cho đến khi vào bệnh viện thì tình trạng đã rất nặng nề, đe dọa tính mạng.
Do đó, để phòng tránh Covid-19 và giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng của Covid-19 nếu mắc, TS. BS Minh Triết cho rằng tất cả người dân nói chung trong đó có người ĐTĐ nói riêng cần tuân thủ 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Cần phải duy trì sử dụng thuốc điều độ, không được tự ý ngưng thuốc. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể lực hợp lý như trong trường hợp không có dịch.
Người ĐTĐ phải báo ngay cho bác sĩ điều trị nếu không đến khám được hoặc đến khám tại cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường, các biến chứng…
Ảnh minh họa. |
Có nên tiêm vắc xin ngừa Covid-19?
Vắc xin phòng Covid-19 là một "lá chắn" đối với dịch bệnh này. Trước diễn biến dịch phức tạp của đại dịch, nhiều người ĐTĐ băn khoăn với câu hỏi: Liệu có được tiêm vắc xin phòng Covid-19 không và khi tiêm thì cần lưu ý điều gì?.
TS BS. Trần Minh Triết cho biết, theo khuyến cáo của WHO và thông tin từ những hãng thuốc sản xuất vắc xin, những người có bệnh lý nền như tăng huyết áp và ĐTĐ type 2 nên tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Do đó, người bệnh ĐTĐ được khuyến cáo phải tiêm vắc xin Covid-19 bởi vì như đã biết, nếu bị nhiễm Covid-19 người bệnh ĐTĐ sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn so với người bình thường. Việc tiêm vắc xin Covid-19 sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và nếu bị nhiễm thì sẽ giảm nguy cơ diễn tiến nặng hơn cho người bệnh ĐTĐ.
Cũng liên quan đến vấn đề tiêm chủng cho người ĐTĐ, PGS.TS.Tạ Văn Bình, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho rằng, về nguyên tắc, tiêm vắc xin là để tạo ra miễn dịch cho cơ thể, nên người mắc ĐTĐ lại càng phải được tiêm và tiêm càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, cần lưu ý: Không được bỏ các thuốc điều trị tăng đường huyết trước, trong và sau tiêm vắc xin.
Tại nơi tiêm phòng, người ĐTĐ phải thông báo cho bác sĩ khám sàng lọc về các thuốc đang uống. Ví dụ như thuốc hạ đường huyết loại nào, có uống kèm thuốc hạ huyết áp hay không. Đặc biệt nếu có uống thuốc chống đông máu phải thông báo với bác sĩ ngay.
Ngoài ra, người ĐTĐ khi đi tiêm cũng phải thông báo cho bác sĩ biết tình trạng bệnh ĐTĐ và các biến chứng kèm theo. Ví dụ ĐTĐ có biến chứng thận, có biến chứng mạch máu, thần kinh….
PGS. TS Bình cũng lưu ý, đối với từng loại vắc xin đều có thể gặp những phản ứng thông thường, như: Sốt, đau đầu, mỏi cơ..., đến triệu chứng nặng hơn như là sốc phản vệ do vắc xin cũng có thể xảy ra. Vì vậy, người ĐTĐ nên tiêm vắc xin ngừa Covid-19 tại trung tâm có bác sĩ khám sàng lọc và theo dõi sau tiêm và có đầy đủ phương tiện cấp cứu.
Tại sao tiêm vắc xin hôm trước, hôm sau lại có kết quả dương tính với SARS-CoV-2?
Tiêm vắc xin không phải là tiêm vi rút vào cơ thể người bệnh nên không thể gây ra kết quả dương tính. Do đó, không có tình huống do tiêm vắc xin khiến bạn có kết quả test nhanh dương tính với SARS-CoV-2.
Hà Nội: Không đăng ký tạm trú có được tiêm vắc xin Covid-19?
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội trả lời câu hỏi của người dân 'không đăng ký tạm trú có được tiêm vắc xin Covid-19?'. Theo đó, thành phố không phân biệt người có hộ khẩu hay tạm trú, miễn là đang sinh sống ở Hà Nội là được tiêm.
N. Huyền