Ngày Thày thuốc Việt Nam 27/2, gác niềm vui, dồn lực vì người bệnh Covid-19

Đứng trước sinh tử của bệnh nhân, các bác sĩ, nhân viên y tế vẫn đang ngày đêm nỗ lực làm việc, đồng hành cùng bệnh nhân giành lại sức khỏe, sự sống, góp sức giảm tỷ lệ tử vong do Covid-19.

Bệnh viện Bãi Cháy là một trong những đơn vị tuyến cuối của tỉnh thực hiện nhiệm vụ thu dung và điều trị bệnh nhân mắc Covid-19. Trước tình trạng bệnh Covid-19 nhập viện tăng cao, Bệnh viện Bãi Cháy đã bố trí các Khu vực cách ly riêng biệt điều trị bệnh nhân Covid-19 với tổng sức chứa lên tới 180 giường bệnh tại Khoa Bệnh Nhiệt Đới, Khoa Hồi sức tích cực Ung bướu, Khoa Lão Khoa – Cơ xương khớp.

Nhân lực điều trị tại Khu cách ly Khoa Bệnh Nhiệt Đới với 14 bác sĩ, nhân viên y tế đang phải căng mình đảm bảo công tác tiếp đón, chăm sóc, điều trị bệnh nhân 24/24h. Họ là các bác sĩ, nhân viên y tế có chuyên môn hồi sức, truyền nhiễm, nội khoa vững vàng, có kinh nghiệm tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19 tại các khu vực cách ly trên địa bàn tỉnh và các tỉnh thành phía Nam để theo sát những bệnh nhân có dấu hiệu chuyển nặng, chỉ định can thiệp kịp thời.

Một cuộc chiến “chạy đua với thời gian” để giữ “hơi thở” cho người bệnh trước cơn bão dịch bệnh.

{keywords}
Các nhân viên y tế chăm sóc người bệnh. 

Từng hai lần tham gia chống dịch tại Bắc Giang, tỉnh Bình Dương, bác sĩ CKI Đào Hồng Ngự, Trưởng Khoa Nội Hô hấp, Bệnh viện Bãi Cháy chia sẻ anh đã từng chống dịch tại Bắc Giang, Bình Dương và lần này là tại Bệnh viện Bãi Cháy. Nhưng đặc thù mỗi nơi một khác. Tại Bắc Giang và Bình Dương, anh điều trị cho bệnh nhân thuộc tầng 3 của tháp điều trị Covid-19, chủ yếu là bệnh nhân nặng, nguy kịch.

Ở Bệnh viện Bãi Cháy hiện tại, số lượng bệnh nhân nhiễm và nhập viện nhiều trong khoảng thời gian ngắn, mặt bệnh đủ 3 tầng trong tháp điều trị Covid-19. Nhiều bệnh nhân có bệnh lý nền phức tạp liên quan đến nhiều chuyên khoa, thường xuyên phải hội chẩn trực tuyến. 

Kiểm tra chỉ số sinh cho bệnh nhân, cho bệnh nhân thở oxy, phát thuốc, hỗ trợ bệnh nhân ăn uống, vệ sinh hằng ngày…Đảm bảo chăm sóc toàn diện cho người bệnh Covid-19 tại Khu vực cách ly đòi hỏi người điều dưỡng phải làm việc tận tụy, thấu cảm và chia sẻ với nỗi đau của người bệnh như chính người thân trong gia đình.

Điều dưỡng Phạm Thị Thanh, Khoa Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Bãi Cháy chia sẻ: “Nhiều bệnh nhân nhập viện tuổi đã cao, kèm nhiều bệnh lý nền nên chúng tôi thường xuyên thăm hỏi, động viên tâm lý, trấn an tinh thần để các cụ yên tâm điều trị. Dù khối lượng công việc rất nhiều nhưng chúng tôi có thể làm được và đang cố gắng làm những điều tốt nhất cho bệnh nhân, nỗ lực hết sức để Quảng Ninh nhanh chóng đẩy lùi đại dịch”.

Dù bản thân đã mắc Covid-19 sau khi hoàn thành nhiệm vụ điều trị bệnh nhân F0 tại TX Đông Triều vào dịp Tết Nguyên đán. Nhưng chứng kiến vất vả của đồng nghiệp, sự dồn dập của người bệnh F0 nhập viện, bác sĩ Bùi Đức Quảng, Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Bãi Cháy đã tình nguyện ở lại góp sức nhỏ bé trong cuộc chiến lớn với Covid-19.

{keywords}
Chạy đua thời gian để cứu người bệnh nặng. 

“May mắn cho tôi khi nhiễm Covid-19 chỉ bị triệu chứng nhẹ nên khi chứng kiến lượng người bệnh ngày một tăng tại Khu cách ly, các đồng nghiệp liên tục phải làm việc với cường độ cao, vất vả hơn nhiều. Tôi đã viết đơn tình nguyện xin Ban Giám đốc được tham gia điều trị Covid-19, hỗ trợ các đồng nghiệp. Không riêng tôi mà mỗi bác sĩ, nhân viên y tế đang thực hiện nhiệm vụ đều nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu chung là điều trị hiệu quả, giúp bệnh nhân sớm khỏe mạnh, tái hòa nhập cộng đồng”, Bác sĩ Bùi Đức Quảng, Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Bãi Cháy chia sẻ.

Hiện tại, Khu cách ly Bệnh viện Bãi Cháy có 104 bệnh nhân thuộc cả 3 tầng tháp điều trị Covid-19. Trong đó, có những bệnh nhân nặng, nguy kịch, bị bị sốc nhiễm khuẩn, suy hô hấp, viêm phổi…phải lọc máu liên tục, thở máy, bệnh nhân chạy thận chu kì…

Phần lớn bệnh nhân vào viện đều đã được tiêm vắc xin, chỉ một số trường hợp chưa được tiêm vắc xin dẫn đến tình trạng nặng, trong đó có bệnh nhân suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn nguy kịch. Với sự chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, trang thiết bị y tế hiện đại cho công tác điều trị bệnh nhân Covid-19, Khu cách ly của bệnh viện đã triển khai nhiều kỹ thuật hồi sức chuyên sâu thở máy, lọc máu kiên tục, lọc máu HD, mở màng phổi hút khí liên tục, lên kế hoạch điều trị bằng kỹ thuật hồi sức tim phổi nhân tạo ECMO…

Bước vào cuộc chiến với đại dịch Covid-19 tại Khu điều trị cách ly, rất nhiều bác sĩ, nhân viên y tế phải gác lại nỗi niềm riêng, chia xa gia đình, thầm lặng lao động trong bộ đồ bảo hộ. Dù môi trường làm việc khắc nghiệt, thường trực nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao. 

Nhưng mỗi thành viên luôn đề cao tinh thần đoàn kết – tương trợ - kỷ luật – đồng tâm để bảo vệ sức khỏe của bản thân, coi người bệnh như những người thân trong gia đình, sẵn sàng đồng hành cùng người bệnh chiến đấu với bệnh dịch.

Thảo Mạc

Ở nơi tiếp nhận điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng nhất Hà Nội

Ở nơi tiếp nhận điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng nhất Hà Nội

Ca nặng cứ tăng dần, hiện bây giờ bệnh viện được giao số giường là 400 giường nhưng thường xuyên có hơn 300 bệnh nhân tất cả trong tình trạng nặng, nguy kịch...

Trẻ mắc Covid-19 nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Trẻ mắc Covid-19 nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Trẻ mắc Covid-19 không nên ăn các loại gia vị cay nóng như hạt tiêu, hành tây, tỏi; hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo no, nội tạng động vật; tuyệt đối tránh thức ăn đã bị dị ứng hoặc các thức ăn lạ.

Thuốc kháng virus Molnupiravir chính ngạch khó mua, trên mạng bán nhan nhản, nhà thuốc kiến nghị gì?

Thuốc kháng virus Molnupiravir chính ngạch khó mua, trên mạng bán nhan nhản, nhà thuốc kiến nghị gì?

Nhà thuốc Long Châu kiến nghị các cơ quan quản lý cho phép áp dụng cách chấp nhận video tự test nhanh của người bệnh và hoàn tất trả lời các câu hỏi tầm soát là cơ sở để có thể bán thuốc kháng virus Molnupiravir.

'Loạn' thực phẩm tăng đề kháng cho trẻ phòng Covid-19

'Loạn' thực phẩm tăng đề kháng cho trẻ phòng Covid-19

Trong vòng 1 tuần qua, khi số ca mắc Covid-19 liên tục đạt đỉnh thì thị trường thuốc, thực phẩm chức năng được quảng cáo giúp phòng bệnh Covid-19 cũng nhảy múa theo.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Đang cập nhật dữ liệu !