F0 khỏi bệnh, đồ ăn, thuốc uống đang dùng dở có sử dụng tiếp được không?

Tôi được xác định là F0 5 ngày hôm nay, hiện đang dùng dở lọ kẽm 60 viên, vậy khi tôi khỏi bệnh thì số thuốc còn có thể tiếp tục sử dụng lại được nữa không?

Hỏi: Xin chào các y bác sĩ.

Tôi hiện là F0 (hôm nay là ngày thứ 5 kể từ khi có triệu chứng), đang được cách ly tại nhà. Tôi muốn hỏi các y bác sĩ về cách khử khuẩn trong thời gian dương tính để nhà không thành ổ virus và sau khi âm tính để không bị tái nhiễm.

Về quần áo: Quần áo mặc hàng ngày tôi vẫn thay, giặt bằng máy, phơi ngoài trời. Nhưng vào ngày thứ 2 có triệu chứng (lúc ấy tôi chưa biết tôi dương tính), tôi đã lôi cả tủ quần áo ra sắp xếp lại nên tôi muốn hỏi là: Nếu kể từ hôm nay, tôi không mở tủ quần áo bên trong cho đến khi tôi âm tính thì sau đó tôi phải xử lý quần áo phía trong tủ như nào?.

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

Về chăn ga gối đệm: Phần ga và vỏ chăn thì 2-3 ngày tôi đang thay giặt 1 lần. Tuy nhiên, đêm ngủ tôi có hắt hơi và chảy nước mũi nên chắc không tránh khỏi bắn vào trong chăn bông và đệm. Nhưng chăn bông và đệm thì phải thuê dịch vụ ngoài mới giặt được, nếu tôi có âm tính thì vẫn phải cách ly trong nhà 1 thời gian nữa thì tôi nên xử lý như nào để không bị tái nhiễm trong thời gian chờ chuyển được chăn, đệm ra ngoài giặt?.

Về thuốc: Với các thuốc đựng trong lọ lớn. Ví dụ như lọ kẽm 60 viên mà mỗi ngày tôi uống 1 viên. Giả sử tôi uống hết 14 viên thì âm tính thì phần thuốc còn lại có sử dụng được nữa không?.

Với các chai xịt mũi, xịt họng thì giờ tôi đang dương tính nhưng nếu tôi âm tính mà không biết (vì chưa đến lịch test chẳng hạn), tôi vẫn dùng thì có khả năng bị tái nhiễm không?.

Về đồ ăn không thể đun sôi, nấu chín như bánh, mật ong...; và mỹ phẩm mà phải dùng tay lấy dung dịch từ trong lọ ra để trong lọ lớn mà hiện tôi đang dùng thì sau khi âm tính tôi có phải bỏ hết đi không hay chỉ cần dùng cồn lau sạch bên ngoài và để đó 1 thời gian rồi dùng lại được?.

Về vật nuôi: Hiện tôi đang nuôi 1 con chó và 1 con mèo. Tôi biết khuyến cáo y tế là phải cách ly với vật nuôi nhưng nhà tôi ở chung cư mini chỉ có 1 phòng duy nhất, không có chỗ nào để cách ly cả. Nên tôi muốn hỏi cách vệ sinh cho vật nuôi như nào sau khi tôi âm tính thì đúng. Hôm qua tôi đã lấy cồn lau khắp người chúng nó nhưng chỉ được phần lông bên ngoài thôi. Liệu khi âm tính tôi tắm bằng xà phòng cho chúng nó thì đã đủ an toàn chưa?.

Về vệ sinh nhà cửa: Hiện tại ngày nào tôi cũng lau sàn nhà bằng nước lau sàn; lấy cồn lau laptop, tivi, mặt bàn, bếp; nhưng rất nhiều đồ đạc bên dưới tủ bếp (hôm nay cần đồ tôi phải chui vào lấy) thì có thể xịt cồn bên trong tủ rồi đóng kín lại có được không?.

Mong nhận được sự hướng dẫn của các y bác sĩ. Tôi cảm ơn rất nhiều!.

Nguyễn Tuấn Anh (Hà Nội)

Trả lời:

Chào bạn. Về lí thuyết thì virus nằm trong các giọt bắn mà khi bạn ho, hắt hơi, hoặc chảy mũi, khi ra ngoài sẽ tồn tại trên các vật thể xung quanh bạn. Và thời gian tồn tại của virus đó phụ thuộc nhiều yếu tố.

Về nhà cửa: bạn nên lau dọn hàng ngày, luôn mở cửa để thoáng gió.

Nếu có điều kiện, mình có thể sử dụng thêm máy lọc không khí. Chú ý vệ sinh và sát khuẩn kĩ: tay nắm cửa, vòi nước...

Quần áo, chăn ga, đồ dùng cá nhân: bạn nên giặt kĩ bằng xà phòng- bột giặt. Hiệu quả diệt virus tốt hơn khi được giặt bằng nước nóng. Đặc biệt chú ý, là không được dùng chung với người khác. Đồ vải cần được giặt kĩ, phơi khô.

Đồ ăn, thuốc: chị có thể dùng lại được, hoặc khi lấy thì mình nhớ rửa tay kĩ trước khi lấy, tỉ lệ lây nhiễm này là không cao.

Các đồ dân dụng: điện thoại, máy tính, điều khiển.... là những vật hay dùng, khả năng chứa virus cao. Vì vậy cần được vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn thường xuyên

Về vật nuôi: hiện tại chưa có báo cáo nào về việc tồn tại virus Corona ở động vật. Nên bạn cứ tắm rửa sạch sẽ cho chúng, không nhất thiết phải tắm cồn, rất xót .

Trên đây là quan điểm cá nhân của bác sĩ, bạn có thể tham khảo thêm. Chúc bạn mau khoẻ!

BS. Lê Đăng Tuấn (Học viện Quân y) 

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Đang cập nhật dữ liệu !