F0 chia sẻ bí quyết vượt qua bệnh tật

Chị T.Th.T. 31 tuổi, trú tại Quận 6, TP.HCM đã vượt qua Covid-19 với những bài thuốc tẩm bổ và tập luyện

Chị T. cho biết bản thân chị và người thân trong gia đình lúc tiêm vắc xin đều bị 'vật' rất nhiều từ sốt, đau đầu, rét run người, mệt mỏi và sau khi tiêm vắc xin cả nhà vẫn trở thành F0.
 
Trong thời gian đó, chị T. chỉ mệt mỏi, ai cũng nghĩ do tác dụng của vắc xin. Gần 1 tháng trời chị luôn sốt, mệt mỏi, ăn gì cũng không trôi, mất khứu giác. Mỗi lần ăn là một lần đánh vật với mùi vị, ăn gì cũng nhạt nhẽo. Người khô khan, da dẻ cũng bong tróc, toàn thân như người bị đánh, xương đau nhức.

Chị T. nghĩ mình trẻ nên an tâm nhưng khi kiểm tra nồng độ oxy máu chỉ còn 90%. Chị được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Vì có dấu hiệu đau đầu, đau tim nên bác sĩ kiểm tra, kết quả chị còn bị nhồi máu cơ tim cấp.

May mắn được can thiệp và hỗ trợ kịp thời. Đặc biệt, test kháng thể của chị T. rất cao. Vì mới tiêm một mũi vắc xin thì kháng thể cũng không thể cao như vậy. Bác sĩ cho biết chị T. bị nhiễm Covid-19 nhưng vì trong tháng đầu tiêm vắc xin nên nghĩ mình bị tác dụng phụ của vắc xin. 
 
Sau thời gian virus hành, chị T. lại trải qua thời gian hậu Covid-19 với cơ thể mệt mỏi, đau nhức xương, hụt hơi, khó thở. Giai đoạn này lúc nào chị cũng thấy người như đi mượn. Chị T. và cả nhà đã tự mình có những trải nghiệm trong đại dịch Covid-19.

Chị nhận ra rằng điều quan trọng để vượt qua, bảo toàn được sức khoẻ và tính mạng đó chính là nghị lực, phải làm sao “lì” hơn con virus. Chứng kiến người thân là chú ruột, bác ruột... qua đời vì Covid-19, chị T. nhận thấy cả gia đình mình may mắn và cũng nhờ có ăn uống, thuốc thang phù hợp, đầy đủ mà mọi người đều vượt qua.

Chị T. chia sẻ những trải nghiệm của cả gia đình mình.
 
Cách ăn uống
 
Ăn uống đảm bảo đúng bữa, đủ chất, tăng cường ăn rau xanh bằng cách luộc. Nếu không bị tiểu đường thì không nên hạn chế tinh bột. Cơ thể trong giai đoạn này cần sự hồi phục, và tinh bột cung cấp đủ nguồn năng lượng cho các hoạt động hồi phục của cơ thể.

Nhất là các bạn ăn kiêng, giai đoạn này không nên kiêng khem quá mức. Nếu không ăn được nhiều, còn cảm giác chán ăn thì nên chia nhỏ các bữa. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Tối thiểu phải đủ 3 bữa/ngày. 

{keywords}
Bệnh nhân Covid-19 điều trị tại BV dã chiến ở TP.HCM. 

 
Uống nhiều nước ấm (tốt nhất là nước đun sôi để nguội), uống thêm các loại nước hoa quả (như nước cam, nước táo ép), không sử dụng nước đá. Nước hoa quả có thể uống 4 đến 5 lần/ tuần.
 
Ăn các món canh hầm từ 2 đến 3 lần/tuần (như gà tiềm thuốc bắc, giò heo tiềm kỷ tử, bắp bò tiềm thục địa, bao tử hầm tiêu..v..v..)
 
Uống nước trà ấm hãm táo tàu, kỷ tử hoặc bông cúc. Sử dụng vào mỗi sáng khi thức dậy là tốt nhất.
 
Nếu có điều kiện thì có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm bổ dưỡng khác như yến chưng, đông trùng hạ thảo, nhung hươu.
 
Ngoài ra, chị T. cũng chuẩn bị sẵn các loại thuốc bổ như Vitamin E (uống mỗi sáng), sắt một tuần 2 viên, hoạt huyết dưỡng não ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên để giảm tình trạng mất ngủ, chóng mặt, omega 3, DHA uống vào buổi sáng hoặc cách ngày.
 
Các bài tập tăng thể lực
 
Tập thể dục nhẹ buổi sáng, các bài tập đơn giản như động tác vươn thở.

Tập đạp xe đạp. Chị T. không tập đạp kiểu đua xe thể thao, hay như các máy tập ở phòng gym mà chị chỉ đạp nhẹ nhàng, thong thả, chủ yếu để luyện hít thở, mới tập chỉ nên đạp 1 đoạn ngắn, đạp từ tốn, hít thở đều. Mấy ngày đầu sẽ rất mệt, nhưng qua từng tuần sẽ thấy hiệu quả lên khi nâng quãng đường đạp xe dài hơn. Nhịp thở tốt lên, không còn bị đánh trống ngực, hụt hơi. Thể lực nhanh hồi phục.
 
Mỗi ngày chị T. ngồi thiền khoảng 30 phút trước thời gian đi ngủ khoảng 1 đến 2 giờ giúp giấc ngủ sâu hơn.

Chị T. cũng chọn các công việc lau dọn nhà cửa, giặt đồ, phơi đồ, chùi rửa nhà vệ sinh cũng vừa giúp nhà cửa sạch sẽ vừa tập thể dục, nhờ đó thể lực cũng được cải thiện nhiều.
 
Các biện pháp hỗ trợ khác: Xoa bóp tay chân, vùng đầu giúp xoa dịu căng thẳng, mệt mỏi. Xông vùng mặt, mũi, họng (2 lần/tuần) bằng thuốc xông thảo dược. Ngâm chân bằng nước nóng ấm với muối hột và tinh dầu khuynh diệp 2 tuần/lần, súc họng hàng ngày.
 
Khi khỏi bệnh tình trạng mất ngủ rụng tóc cũng khiến chị stress. Chị T. phải sử dụng dầu dừa, mỗi ngày chị đều có thể đọc kinh, đọc sách, nghe nhạc du dương để giấc ngủ đến có thể dễ dàng hơn thay vì trằn trọc.
 
Bản thân chị luôn tuân thủ 5K, giữ vệ sinh cá nhân, lau dọn, sát khuẩn thường xuyên các bề mặt, nhất là tay nắm cửa....giữ khoảng cách an toàn nơi công cộng, hạn chế tập trung đông người.

Các loại thuốc chị đều sử dụng qua hướng dẫn của bác sĩ thông quan zalo không tự ý sử dụng thuốc.

Chị T. cho biết khi trở thành F0 quan trọng là cần có sự theo dõi và hỗ trợ từ bác sĩ qua zalo để giúp mình bình tĩnh xử lý các tình huống và tư vấn rõ ràng việc dùng thuốc.

Trong nhà cũng phải chuẩn bị các loại thuốc thiết yếu như hạ sốt, vitamin, thuốc phòng tiêu chảy, bổ não, máy đo Spo2, nhiệt kế…


Khánh Chi  

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !