304.140 liều vắc xin được tiêm cho trẻ ở Hà Nội, trước và sau tiêm cần lưu ý gì?

Theo kế hoạch ngay sau khi tiếp nhận vắc xin, chỉ trong 2 ngày, sẽ tiêm chủng xong cho cho trẻ 15-17 tuổi với 304.140 liều.

{keywords}
Hôm nay, Hà Nội bắt đầu tiêm cho học sinh từ 15- 17 tuổi (ảnh minh hoạ)


Trong 2 ngày, TP sẽ tiêm chủng xong cho học sinh THPT

Bắt đầu từ sáng nay (23/11), Hà Nội chính thức triển khai tiêm cho cho trẻ từ 15-17 tuổi trên địa bàn với 304.140 liều vắc xin được phân bổ cho 30 quận, huyện, thị xã.

Căn cứ Quyết định số 1557/QĐ-VSDTTƯ của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương về việc phân bổ vắc xin phòng Covid-19 đợt 93 trong đó cấp cho TP Hà Nội 502.980 liều vắc xin Comirnaty (Pfizer), Sở Y tế Hà Nội đã phân bổ 304.140 liều cho 30 quận, huyện để thực hiện tiêm mũi 1 cho trẻ từ 15-17 tuổi đang học tập, sinh sống trên địa bàn Hà Nội theo lộ trình hạ dần độ tuổi (có thể sử dụng để tiêm trả mũi 2 cho trẻ từ 15 đến 17 tuổi sau khi đã hết đối tượng tiêm mũi 1 trên địa bàn), bảo đảm khoảng cách giữa 2 mũi ít nhất là 3 tuần. Thời gian hoàn thành đợt tiêm chủng này trước ngày 25/11.

Với số lượng 304.140 liều vắc xin, quận Đống Đa được nhận 19.188 liều, tiếp đến là huyện Đông Anh nhận 15.894 liều, quận Cầu Giấy nhận 15.665 liều, huyện Ba Vì nhận 12.414 liều, quận Nam Từ Liêm nhận 12.312 liều, quận Hà Đông nhận 11.478 liều, các quận, huyện, thị xã còn lại tiếp nhận từ hơn 5.000 đến 11.000 liều.

Cũng theo Sở Y tế Hà Nội, đối tượng cần tiêm đợt này nằm trong nhóm từ 15 -17 tuổi, gồm trẻ đi học và trẻ không đi học. Việc tổ chức buổi tiêm chủng bảo đảm đúng, đủ đối tượng, sử dụng vắc xin hiệu quả, tránh hao phí. Triển khai theo hình thức giảm dần độ tuổi, cuốn chiếu theo từng trường.

Địa điểm triển khai: Tại các trường học đối với trẻ em đang đi học hoặc tại trạm y tế đối với trẻ em không đi học hoặc học trên địa bàn tỉnh, TP khác, tiêm vét cho đối tượng tạm miễn hoãn.

Ngoài ra, theo Sở Y tế, với trẻ mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mãn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu…, trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã sẽ cung cấp vắc xin để các bệnh viện thực hiện tiêm chủng cho trẻ.

Theo lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, đến nay công tác tiêm chủng cho trẻ em đã chuẩn bị sẵn sàng. Hà Nội cũng đã trải qua những chiến dịch tiêm chủng, đặc biệt là thời gian vừa qua đã triển khai tiêm cho người lớn nên việc tiêm cho nhóm này cũng rất thuận lợi.

Trước đó, theo kế hoạch mà UBND TP Hà Nội đề ra, ngay sau khi tiếp nhận vắc xin, chỉ trong 2 ngày, TP sẽ tiêm chủng xong cho học sinh THPT. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch cho số học sinh THPT này trở lại trường.

Theo kế hoạch, trong quý IV/2021 và quý I/2022, Hà Nội sẽ triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho toàn bộ trẻ từ 12 đến 17 tuổi (bao gồm trẻ đi học tại các trường đóng trên địa bàn TP và trẻ không đi học sinh sống tại Hà Nội) có chỉ định sử dụng vắc xin của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Dự kiến, có 791.921 trẻ được tiêm, trong đó, có 519.547 trẻ từ 12 đến dưới 16 tuổi và 272.374 trẻ từ 16 đến dưới 18 tuổi.

Trước, sau tiêm cần lưu ý gì?

Nhiều phụ huynh không tránh khỏi những lo lắng khi con em mình nằm trong danh sách được tiêm phòng đợt này. Anh Hào (Sơn Tây, Hà Nội) băn khoăn cho biết, con học lớp 11 nhưng thuộc diện “thấp, bé, nhẹ cân” nên thấy “hơi run” dù con rất “háo hức”.

“Dù có chút lo lắng nhưng thấy TP Hồ Chí Minh và một số địa phương đã tiêm cho trẻ em rồi nên tôi cũng sẽ đồng ý cho con tiêm thôi. Mong con được an toàn để quay lại trường học trực tiếp lắm rồi’, anh Hào cho hay.

Theo các chuyên gia, nguyên tắc tạo miễn dịch bảo vệ ở trẻ em tương tự như người lớn. Tuy nhiên, đối với từng loại vắc xin cụ thể và lứa tuổi của trẻ, liều trong mỗi mũi tiêm hoặc số lần tiêm để đạt miễn dịch cơ bản có thể khác nhau.

PGS.TS.BS Đỗ Văn Dũng - trưởng khoa y tế công cộng, ĐH Y dược TP.HCM, cho biết trẻ cần uống nước đầy đủ trước khi tiêm vắc xin. Phụ huynh nên thông tin (trực tiếp hoặc qua tờ khai báo y tế về tiền sử dị ứng, phản vệ và các bệnh nền) cho nhân viên y tế phụ trách tiêm chủng.

PGS.TS.BS Đỗ Văn Dũng cũng cho biết, cha mẹ cần hợp tác và chú ý quan sát (một cách chung nhất) hành vi tiêm chủng của nhân viên y tế sẽ là động lực để nhân viên y tế thực hành tiêm chủng ở mức độ chuyên nghiệp cao nhất.

Ngoài ra cha mẹ cũng có thể đề nghị trẻ thực hành quan sát như bác sĩ có đeo khẩu trang không, bác sĩ tiêm ở tay phải hay tay trái, trước khi tiêm có khử khuẩn da vùng tiêm hay không, kiểm tra loại vắc xin sẽ tiêm…

Việc thực hành này không phải để phát hiện việc đúng, sai của nhân viên y tế mà giúp cho trẻ có đầu óc quan sát và làm sao nhãng sự lo sợ của trẻ trước khi tiêm.

PGS, TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Phó Trưởng ban điều hành chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia lưu ý, trong ít nhất ba ngày đầu sau tiêm cho trẻ, cha mẹ, người giám hộ, thầy, cô giáo cần yêu cầu trẻ tránh vận động mạnh, hoạt động thể thao cường độ cao. Ðiều này sẽ gây tăng áp lực cho tim, biểu hiện viêm cơ tim sẽ trầm trọng hơn.

Lý giải về khuyến cáo này được đưa ra là do có một phản ứng không mong muốn với trẻ em sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 đã được ghi nhận tại một số quốc gia là viêm cơ tim. Sau tiêm, các cháu hoạt động mạnh sẽ tăng thêm áp lực cho tim, biểu hiện viêm cơ tim có thể trở nên trầm trọng hơn nếu không may gặp phản ứng phụ này. Tuy nhiên, đây là phản ứng rất hiếm gặp, cần được tiếp tục theo dõi.

Các chuyên gia cũng cho biết phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19 ở trẻ em cũng tương tự như ở người lớn, phổ biến là đau đầu, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm; trẻ cũng có thể bị ớn lạnh, sốt, mệt mỏi. Tuy nhiên đối với vắc xin Pfizer, thường sau tiêm mũi vắc xin thứ 2 sẽ xảy ra phản ứng nhiều hơn mũi 1.

Có thể xảy ra các phản ứng khác, buồn nôn, mẩn đỏ tại chỗ tiêm, nổi hạch, mất ngủ, đau tứ chi, khó chịu, ngứa tại chỗ tiêm… Những phản ứng rất hiếm gặp là viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim.

Do đó, sau khi tiêm, trẻ cần được theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút và tiếp tục theo dõi 28 ngày sau tiêm, nhất là trong vòng bảy ngày đầu sau tiêm chủng. Việc theo dõi sau tiêm áp dụng như với người lớn.

N. Huyền 

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Đang cập nhật dữ liệu !