Những nguy cơ khi thực hiện chế độ ăn kiêng keto bạn cần biết

Keto được quảng bá là "phép thần" trong giảm cân nhưng ít người biết những rủi ro nghiêm trọng khi thực hiện phương pháp này.

Chế độ ăn kiêng ketogenic (keto) là chế độ ăn ít carbohydrate, giàu protein. Khác với các chế độ ăn kiêng low-carb khác, chỉ tập trung vào protein, chế độ keto tập trung vào chất béo, cung cấp 90% lượng calo hàng ngày cho cơ thể.

“Chế độ ăn keto chủ yếu được sử dụng giúp giảm tần suất động kinh ở trẻ. Khi keto được thử nghiệm trong quá trình giảm cân, nó chỉ cho kết quả ngắn hạn và kết quả này là sự lẫn lộn cái tốt và xấu. Chúng ta không biết kết quả của keto có dài hạn không cũng như nó có an toàn không” – bà Kathy McManus trưởng khoa Dinh dưỡng tại bệnh viện Brigham liên kết với Đại học Harvard cảnh báo.

Chế độ keto hoạt động thế nào?

Chế độ ăn kiêng keto buộc cơ thể phải sử dụng một loại nhiên liệu khác. Thay vì dựa vào đường (glucose) từ carbohydrates (như ngũ cốc, các loại đậu, rau và trái cây), phương pháp này dựa vào ketone bodies (hay còn gọi là ketone hoặc Xeton), một loại nhiên liệu mà gan sản xuất từ chất béo dự trữ

Đốt cháy chất béo dường như là cách lý tưởng để giảm cân. Nhưng lấy gan để tạo ra ketone bodies thì lại là vấn đề, bởi điều này đòi hỏi cơ thể bạn phải giảm bớt lượng carbohydrate tiêu thụ hàng ngày, chỉ được ăn từ 20 đến 50 gram carb mỗi ngày (trong khi một trái chuối có kích cỡ trung bình đã chứa 27 gr carb)

Bên cạnh đó, bạn phải mất vài ngày để đạt được tới trạng thái ketosis, trạng thái mà mức độ cao của chất xeton trong máu, dẫn đến giảm tần suất co giật động kinh. Ăn quá nhiều protein có thể can thiệp vào ketosis.

Nên ăn gì nếu theo chế độ keto?

Vì chế độ keto cần nhiều chất béo nên bữa ăn nào người ăn kiêng cũng phải ăn chất béo. Hàng ngày, trong 2000 calo của người ăn keto, phải có 165 gr chất béo, 40 gr carb và 75 gr protein. Tuy nhiên tỉ lệ chính xác còn phụ thuộc vào nhu cầu của từng người.

Một số chất béo không bão hòa lành mạnh được phép có trong chế độ ăn keto như các loại hạt (hạnh nhân, quả óc chó), hạt, bơ, đậu phụ và dầu olive. Khuyến khích sử dụng nhiều chất béo bão hòa từ dầu ăn (cọ, dừa), mỡ lợn, bơ và bơ ca cao.

Protein là một phần trong chế độ ăn keto, nhưng nó không phân biệt giữa thực phẩm protein nạc và nguồn protein có nhiều chất béo bão hòa như thịt bò, thịt lợn và thịt xông khói.

Thế còn hoa quả và rau thì thế nào? Tất cả các loại hoa quả đều giàu carb, nhưng bạn có thể ăn một số loại trái cây có kích cỡ nhỏ (thường là quả mọng). Rau cũng giàu carb và người ăn keto phải hạn chế các loại rau lá xanh như cải xoăn, củ cải Thụy Sĩ, rau bina, súp lơ, bông cải xanh, măng tây, ớt chuông, hành tây, tỏi, nấm, dưa chuột, cần tây và bí.

Nguy cơ khi thực hiện chế độ keto

Chế độ ăn keto có nhiều nguy cơ trong đó có hai nguy cơ hàng đầu. Với nhiều chất béo bão hòa chuyên gia dinh dưỡng McManus khuyên người ăn kiêng chỉ nên nạp không quá 7% lượng calo hàng ngày, vì chất béo bão hòa liên quan tới bệnh tim.

Bên cạnh đó, chế độ ăn kiêng keto liên quan tới cholesterol LDL “xấu”, yếu tố liên quan tới bệnh tim.

Ăn theo chế độ keto còn ẩn chứa các nguy cơ sau:

- Thiếu chất dinh dưỡng. Theo bà McManus, nếu không ăn đầy đủ và đa dạng các loại rau, hoa quả và ngũ cốc, bạn sẽ có nguy cơ thiếu vi chất dinh dưỡng như thiếu selen, magie, phốt pho, vitamin B và C.

- Các vấn đề về gan. Chế độ ăn giàu chất béo khiến gan phải làm việc quá tải để chuyển hóa các chất béo và dần dần khiến gan của người ăn keto tồi tệ hơn.

- Các vấn đề về thận. Thận giúp chuyển hóa protein và chế độ ăn keto sẽ khiến bộ phận này bị quá tải. (Lượng protein khuyến nghị dùng cho người ăn keto là 46gr/ngày/nữ và 56 gr/ngày/nam).

- Táo bón. Chế độ ăn kiêng keto ít thực phẩm chất xơ như ngũ cốc và các loại đậu nên người ăn keto dễ bị táo bón.

- Suy nghĩ không rõ ràng, tâm trạng dễ thay đổi. Theo chuyên gia dinh dưỡng McManus não cần đường từ các loại carbohydrate lành mạnh để hoạt động, nhưng chế độ keto lại ít carb, vì thế sẽ khiến não bộ của người ăn kiêng hoạt động không tốt, suy nghĩ chậm chạp và tâm trạng dễ thay đổi, cáu kỉnh.

Gia An/vtc.vn

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !