Lời nói dối tuyệt vời của bác sĩ

Khi biết vợ bị ung thư cổ tử cung người chồng mong bác sĩ nói dối vợ, còn người vợ sợ chồng lo lắng bệnh của mình lại nhờ bác sĩ nói dối chồng chỉ là ung thư lành tính ...

Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại 1, bệnh viện Ung Bướu TP.HCM thăm khám cho bệnh nhân.

Có một người chồng của bệnh nhân nữ 42 tuổi bị ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm II A1 gõ cửa phòng và xin phép được thưa chuyện với tôi:

-Thưa bác sĩ, tôi là chồng của bệnh nhân H. vừa rồi bác sĩ đã hội chẩn. Xin bác sỹ làm ơn đừng cho vợ tôi biết bị ung thư vì tôi sợ vợ tôi mất tinh thần không chịu điều trị và có những ý tưởng tiêu cực. Vợ tôi tinh thần rất yếu, sợ không chịu nổi stress này.

Thật là khó xử trước lời đề nghị của người chồng bắt tôi phải nói dối bệnh nhân, người bệnh ung thư đến khoa ung thư điều trị thì làm sao che dấu được. Nhưng trước đề nghị như van xin của người chồng tôi đành gật đầu nhận lời.

Người chồng bắt tay tôi rối rít cảm ơn và bước ra. Một lúc sau thì một bệnh nhân gõ cửa bước vào phòng và xin được thưa chuyện với tôi:

- Thưa bác sĩ, người vừa bước chân ra khỏi phòng là chồng tôi.

Chợt nhớ tới lời dặn của người chồng tôi mời ngồi và dự định sẽ nói dối với bệnh nhân như những lời người chồng đã dặn, chưa kịp mở lời thì cô ta liền nói:

- Bác sĩ ơi! bác sĩ làm ơn cho tôi nhờ một chuyện.

- Chuyện gì cô?

- Bác sĩ làm ơn đừng nói với chồng tôi là tôi bị bệnh ung thư cổ tử cung nha. Tôi biết hết rồi, tôi chấp nhận điều trị nhưng hãy nói với chồng tôi là tôi bị bệnh lành tính hay bị ung thư giai đoạn sớm thôi. Nếu không chồng tôi buồn lắm, chồng tôi thương tôi lắm, tôi sợ chồng tôi không chịu nổi sốc này! Nói xong người phụ nữ òa khóc nức nở.

-Trời! Vậy là sao trời ? Tại sao chồng bảo dấu vợ, vợ bảo dấu chồng về căn bệnh ung thư này!

Cố gắng dỗ người phụ nữ hết khóc và hứa sẽ “nói dối” giúp.

Người bệnh nhân lại bắt tay tôi cảm ơn tôi rối rít!
Suy nghĩ một lúc sao tôi đành ra một quyết định táo bạo là mời 2 vợ chồng vô phòng và bắt đầu nói chuyện:

-Tôi biết là 2 vợ chồng rất lo lắng bệnh của mình, nhưng hãy bình tĩnh và hãy lắng nghe tôi nói chuyện. Quay qua người vợ tôi nói :

- Em bị ung thư cổ tử cung rồi!

Sau khi tôi nói xong nhìn nét mặt 2 người rất lo lắng và tính buột miệng cản ngăn tôi nói tiếp, nhưng tôi tiếp tục nói :

- Em bị ung thư cổ tử cung nhưng phát hiện giai đoạn rất sớm, giai đoạn IB1. Theo y văn thì giai đoạn này khả năng trị hết bệnh tới 90% . Nghe nói tới đây cả 2 đều buột miệng thốt ra: Vậy hả bác? Nhìn vẻ mặt rạng ngời thấy tội làm sao. Sau một lúc giải thích thêm về cách điều trị bệnh cả 2 vợ chồng nắm tay nhau ra về rất vui mừng. Và có lẽ họ tin rằng bác sĩ sẽ nói thật. Quay lưng lại, mình cũng mỉm cười: mình nói dối cả 2 (từ  giai đoạn sớm II A1 thành giai đoạn IB2).

Cuộc đời là vậy đó, đôi khi mình phải nói dối! Có đôi khi, một lời nói thật có thể mang đến cho người nghe sự tổn thương vô cùng lớn, nhưng với một lời nói dối mang ý nghĩa tốt, vô hình chung lại mang đến cho người nghe một sức mạnh phi thường.

Ở trong trường hợp này, có lúc người nhà nói dối bệnh nhân, có khi là bệnh nhân nói dối người nhà và bác sỹ thì nói dối cả 2. Nhưng có một điểm chung là lời nói dối này mang đến cho bệnh nhân sức mạnh để chiến đấu với căn bệnh ung thư. Bởi vì đằng sau những lời nói dối tuyệt vời này, chính là tinh thần sâu đậm của người nghe và những người nói dành cho nhau.


BSCKII Nguyễn Văn Tiến (BV Ung bướu TP.HCM)

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !