Hàng nghìn người xếp hàng chờ "cô Nhung thần y" chữa bệnh

Mấy ngày nay trên mạng xã hội truyền nhau clip 3 – 4 tiếng đồng hồ về cách chữa bệnh của “cô Nhung” hay còn gọi là công chúa thuốc lào trú tại xã Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội.

Người dân chen nhau đến chữa bệnh nhà "cô" Nhung

Xếp hàng chờ thần y

Theo người dân tại thôn Cán Khê, xã Nguyên Khê thời gian gần đây nhà “cô” Nhung liên tục có hàng nghìn người đến để chữa bệnh theo cách lạ lùng.

Khi phóng viên đến có trăm bệnh nhân cùng người nhà đứng, ngồi la liệt khắp con ngõ gần nhà văn hóa thôn chờ đến lượt được “cô” Nhung chữa bệnh. Bệnh nhân tìm đến đây đủ lứa tuổi từ trẻ còn ẵm ngửa đến cụ già, với các bệnh câm, điếc, khèo, liệt vận động chân tay, down, tự kỷ… ai cùng hi vọng “hợp duyên” được “cô” Nhung chữa bệnh cho.

Theo quan sát của chúng tôi, cả con ngõ dài chừng 20m rộng hơn 3m ken cứng người, kẻ nằm, người ngồi nhốn nháo chờ đợi được “cô” Nhung lựa chọn “ra tay” chữa bệnh. Bệnh nhân đến từ các nơi như Sóc Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, xa hơn là Phú Thọ, Thanh Hóa, thậm chí tận Nghệ An ra thuê trọ, nằm trực nằm chờ gần cả tuần để chờ được chữa bệnh. Nhiều đứa trẻ còn bế ngửa trên tay cũng được bố mẹ đưa ra để chữa bệnh.

Vợ chồng anh Nguyễn Văn Minh (Sóc Sơn) đưa cậu con trai anh mắc bệnh chậm nói, dù lên 4 thì thoảng mới bập bẹ nó vài từ như bà bà, mệ mệ… Anh Minh kể gia đình đã đưa con đi khám khắp nơi, hiện con trai anh cũng đang theo điều trị tại Bệnh viện Nhi TƯ với chẩn đoán điều trị “chậm phát triển”. “Tôi xem trên mạng trực tiếp cảnh “cô” Nhung chữa bệnh, nhiều trẻ câm mà nói được nên vợ chồng anh Minh hi vọng với cách chữa lạ lùng của cô Nhung thì con anh sẽ nói được như bao đứa trẻ khác.

Với tâm lý có bệnh thì vái tứ phương, vợ chồng anh vẫn muốn tìm cơ hội biết đâu con mình được chữa khỏi. Để được khám rất khó phải xếp hàng, không quản ngại gió rét vợ chồng anh đưa con đi từ 4h sáng chờ đợi để được vào gặp “thánh y” này.

Trường hợp của bệnh nhân tên Mạnh không may bị liệt do tai nạn giao thông từ đầu năm. Mạnh phải ngồi xe lăn và mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào người khác. Gia đình đã đưa Mạnh vật lý trị liệu, nhưng không mấy khả quan. Cùng vì xem trên mạng xã hội clip “cô” Nhung chữa được cho người liệt đứng dậy, lại còn bước đi được nữa nên gia đình đưa cậu tới đây để tìm cơ hội mỏng manh này. Để có thể được khám chữa, gia đình Mạnh đã đi từ rất sớm xếp hàng mong chờ đến lượt.

Cách trị bệnh lạ kỳ

Một bệnh nhân khác đang đến từ Bắc Giang, để được vào gặp “cô” Nhung gia đình bà phải đến từ hôm trước và thuê nhà trọ ở gần để sáng sớm có thể được chữa bệnh. Bà bị tai biến mạch máu não nên bị liệt, nghe danh tiếng của thần y, con cái bà vội vàng đưa mẹ đến đây để được người chữa bệnh.

Khi điều trị, Nhung đều dùng những cách trị bệnh rất lạ lùng. Người bệnh bị liệt, chân tay không duỗi ra được phải ngồi xe lăn hay đi lại bằng nạng, “cô” Nhung cũng có cùng cách chữa trị kỳ lạ đó là kéo, nắn, bẻ chân hoặc tay. Mỗi bệnh nhân được “cô” kéo, bẻ chừng vài phút. Không chỉ dùng tay, “cô” còn tỳ cả người, cả gối để bẻ. Khi bẻ xong một hồi, gắng mọi sức Nhung cầm tay của bệnh nhân và kéo họ, hướng dẫn họ cách học đi. Với cách “phục hồi chức năng” như này nhiều người vẫn tin rằng cô Nhung có phép thần kỳ.

Khi bị vặn vẹo, kéo rút người lớn đau chỉ nhăn mặt vào nhưng với những đứa trẻ sau mỗi động tác kéo, vặn của “cô” Nhung lại oằn mình khóc thét. Bố mẹ chúng chỉ còn biết dỗ dành con và lại giao chúng cho 'thần y" để chữa bệnh.

Với bệnh nhân câm hay chậm nói, “cô” Nhung cùng cộng sự đều có cùng một cách chữa vuốt dọc hầu họng và dùng tay lót khăn kéo, lắc phải, lắc trái lưỡi của bệnh nhân câm; còn với bệnh nhân điếc, thì liên tục được vỗ “ù” tai, và vuốt dọc từ cổ lên sát dái tai. Sau bài chữa này, người thì bập bẹ thốt ra vài từ không rõ tiếng như chị ơi, mẹ ơi, có người không nói tiếng nào.
Dù chưa được kiểm nghiệm nhưng mọi người đều hi vọng rằng "cô Nhung thần y" sẽ giúp được họ chữa bệnh sau một thời gian dài đi tứ phương cầu cứu.

Clip thần y kéo chân chữa liệt

Infonet sẽ tiếp tục thông tin, liên hệ với cơ quan chức năng, chuyên gia y tế để làm rõ hơn về cách chữa bệnh trên của bà Nhung.

Khánh Ngọc

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !