Cô gái mang 'hố lõm sao hoả' trên khuôn mặt suốt 20 năm

Suốt 26 năm Mỹ Loan mang gương mặt méo lệch, khuyết lõm sâu nửa gương mặt do di chứng phẫu thuật bệnh u máu đa bào vùng mặt, đã được tái tạo thành công nhờ phương pháp ghép mô tự thân.  

 

{keywords}
 Cô gái Tây Nguyên mang “hố lõm sao hoả” trên khuôn mặt suốt 20 năm trời

Chị Lê Thị Mỹ Loan (Gia Lai, Tây Nguyên), khi mới 3 tuổi được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh u máu đa bào với khối u lớn ở má bên trái. Chị đã thực hiện cắt khối u ở một bệnh viện chuyên khoa địa phương nhưng chỉ sau 1 năm khối u lại tái phát, sưng to gấp đôi so với ban đầu.

Năm 16 tuổi, khối u đã chiếm gần ½ gương mặt. Lúc này, chị được một bệnh viện địa phương mổ cắt trọn khối u. Sau 2 lần phẫu thuật, gương mặt Mỹ Loan lại bị lõm sâu như “hố lõm sao hỏa” bên má trái và méo lệch hoàn toàn.

Mặc dù hai mẹ con Mỹ Loan đã tìm kiếm nhiều nơi cứu chữa gương mặt cho cô. Mẹ Loan đã bán nhà, đi ở thuê nhưng các bệnh viện đều từ chối vì vết lõm quá sâu, quá lớn, chi phí điều trị tốn kém mà khả năng phục hồi nguyên vẹn không cao.

Tình cờ biết đến chương trình thiện nguyện của Bệnh Viện Thẩm Mỹ JW Hàn Quốc, Loan đã viết thư khiến đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện cảm động, BS Tú Dung quyết định tiếp nhận điều trị cho cô gái này.

Chia sẻ với phóng viên, BS Tú Dung cho biết, hố lõm trên mặt Út Loan có diện tích đến 35cm2, khu vực lõm mất phần lớn cơ mặt và lớp mô dính chặt với xương mặt, rất khó bóc tách. Cấu trúc cơ mặt đã bị liệt một bên, đặc biệt là liệt dây thần kinh số VII, khiến em không thể cười hay cử động cơ miệng.

Hơn thế nữa, Loan mắc bệnh tiểu đường. Đây là những thách thức lớn cho ekip bác sĩ nếu nhận điều trị cho cô.

Để tìm ra phương pháp điều trị tối ưu nhất cho Mỹ Loan, Bác sĩ Tú Dung đã có buổi hội chẩn trực tiếp với TS.BS.Man Koon Suh. Ông đã đề xuất có thể ghép khối cơ và mỡ có cuống mạch từ bụng của bệnh nhân, tuy nhiên do bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, phương pháp này sẽ đem lại rủi ro cao vì khả năng gây nguy cơ nhiễm trùng hoại tử  ½  gương mặt.

Chính vì vậy, Bác sĩ Tú Dung chỉ định cô cần điều trị bệnh tiểu đường 1 năm để giảm lượng đường trong máu trước khi tiến hành điều trị chính thức. 

{keywords}
BS Tú Dung cẩn thận tỷ mỉ thực hiện ca phẫu thuật 

Quay lại Bệnh viện JW sau một năm, Bác sĩ Tú Dung đã cùng hội chẩn với các chuyên gia bác sĩ, chuyên gia cấy ghép mô hàng đầu Hàn Quốc để đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân: phẫu thuật ghép mô tự thân điều trị di chứng phẫu thuật bệnh u máu vùng mặt.

Sở dĩ phải áp dụng phương pháp này, BS Tú Dung lý giải, khiếm khuyết gương mặt của bệnh nhân quá lớn, sẹo rất cứng, lớp mô dính chặt với xương mặt, sẽ không thể trực tiếp cấy ghép mô được.

“Bệnh nhân sẽ cần trải qua 3 lần phẫu thuật tách hết sẹo, đồng thời cấy mỡ tự thân chứa tế bào gốc để tạo khoảng trống giữa mô và xương. Sau đó, chúng tôi sẽ chính thức tiến hành ghép mô tự thân cho bệnh nhân để lấp đầy vết lõm, phục hình gương mặt biến dạng”, BS Tú Dung nhấn mạnh.

{keywords}
 Mỹ Loan bên cạnh vị bác sĩ "tái sinh" cho khuôn mặt của cô

Khó khăn nhất trong quá trình phẫu thuật cho bệnh nhân là cấy ghép như thế nào để lớp mô mỡ có thể sống. Điều này phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật của bác sĩ thực hiện.

“Nếu cấy ghép quá nhiều mô sẽ chết, nếu quá ít lại không thể lấp đầy khoảng lõm. Chính vì vậy, tôi chỉ có thể kiên nhẫn cấy từng lớp một để vẹn toàn nhất cho bệnh nhân”, BS Tú Dung nói.

Nhờ vào phương pháp điều trị đặc biệt của Bác sĩ Tú Dung, gương mặt hiện tại của Mỹ Loan đã cải thiện đến 90%.

Tiêm mỡ tự thân làm đẹp, cô gái Hà Thành phải rạch mặt sưng nề để nặn ổ mủ

Tiêm mỡ tự thân làm đẹp, cô gái Hà Thành phải rạch mặt sưng nề để nặn ổ mủ

Sau khi được nhân viên spa tiêm 2 mũi mỡ tự thân làm đẹp vào rãnh cười, khuôn mặt của cô gái bắt đầu căng tròn như quả bóng vì bị nhiễm trùng. Các ổ mủ xuất hiện chi chít trên mặt gây đau nhức khó chịu...

N. Huyền 

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !