Độc tố gây ung thư gan hiện diện trong những thực phẩm quen thuộc ngày Tết

Hạt dưa, hạt hướng dương, lạc để làm mứt, hạt sen… được sử dụng nhiều trong dịp Tết. Tuy nhiên, các loại hạt có dầu này lại rất dễ bị nấm mốc trong môi trường mưa ẩm của Tết miền Bắc, tiềm ẩn chất độc gây nguy hại cho gan, thậm chí là ung thư.

Cẩn thận với độc tố Aflatoxin trong thực phẩm

Chất gây ung thư gan này được tạo ra bởi một loại nấm có trong đậu phộng, lúa mì, đậu nành, hạt lạc, ngô, gạo bị mốc hoặc bảo quản trong môi trường ẩm ướt. Mặc dù nguy cơ sử dụng những sản phẩm ngũ cốc chứa nấm này có thể xảy ra ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, nhưng nó phổ biến hơn ở các nước nhiệt đới nóng ẩm. Ở những quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Châu Âu, việc kiểm tra thực phẩm về việc có nhiễm aflatoxin là điều bắt buộc.

Tại Việt Nam, thời điểm giao mùa Đông - Xuân, những ngày cận Tết thời tiết ẩm ướt, đây là những loại hạt, ngũ cốc được sử dụng rất nhiều và dễ bị nấm mốc, sinh ra độc tố là Aflatoxin. Đây là loại độc tố cực độc với gan và có nguy cơ gây ung thư nếu ăn phải nhiều.

"Những loại hạt chứa dầu rất dễ bị ẩm mốc trong thời tiết mưa phùn, ẩm đặc trưng của mùa Xuân miền Bắc. Khi phát hiện hạt bị mốc, hãy mạnh dạn vứt bỏ, không nên ăn để tránh mang lại mối nguy cho sức khỏe, đặc biệt gây ảnh hưởng cho gan", PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết.

Vứt bỏ đồ ăn bị mốc

Aflatoxin có rất nhiều trong các loại hạt, thực phẩm bị mốc. Tuy nhiên, nhiều người thường cho rằng nấm mốc trong thực phẩm khô đơn giản, chỉ cần rửa sạch nấm mốc là vẫn có thể sử dụng.

Tuy nhiên, việc rửa này chỉ làm trôi đi nấm mốc bên ngoài, còn thực tế, thực phẩm đã bị ẩm, sản sinh nấm và sinh ra chất độc, vì thế ăn vào rất độc cho sức khỏe.

"Vì thế, các loại hạt, gạo, lạt... khi đã thấy nấm mốc cần mạnh dạn vứt bỏ", ông Phong khuyến cáo.

Nếu quan sát thấy những đốm trắng bất thường trên mứt gừng, hãy mạnh dạn loại bỏ đồ ăn này.

Ngoài ra cũng cần lưu ý các loại nấm mốc từ các loại mứt, bánh chưng. Do nhiều gia đình vẫn có thói quen gói bánh chưng với số lượng nhiều, để ăn dài ngày trong dịp Tết, dễ bị lên men, mốc.

"Thực phẩm đã bị mốc thì nên bỏ. Vì tất cả các thực phẩm đã mốc đều sinh ra độc tố Aflatoxin trên, tuyệt đối không nên ăn. Bởi loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người qua một thời gian dài tích tụ Aflatoxin từ thực phẩm, nhất là gây ung thư gan. Vì thế, người dân không nên tiếc của mà cần mạnh dạn vứt bỏ những thực phẩm đã bị nấm mốc, tuyệt đối không ăn để tránh đem lại những rủi ro cho sức khỏe", ông Phong khuyến cáo.

Bạn nên để bánh trong tủ lạnh để có thể bảo quản được lâu hơn, khi ăn thì có thể hấp, rán lại trước khi ăn.

Hồng Hải/dantri.com.vn

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !