Dịch Covid-19: Hà Nội tiếp tục ra công điện hỏa tốc liên quan đến BV Bạch Mai

​Hà Nội tiếp tục ra công điện hỏa tốc gửi Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc TT Kiểm soát bệnh tật TP, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, phường thị trấn trước diễn biến phức tạp của ổ dịch tại BV Bạch Mai.

Công điện nêu rõ, việc cách ly triệt để tại nhà, khẩn trương lấy mẫu những người đã đi đến BV Bạch Mai (từ ngày 10/3 đến 25/3) có ý nghĩa quyết định trong việc ngăn chặn lây lan dịch bệnh trong cộng đồng và giúp làm rõ các biện pháp điều trị.

Do đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo tiếp tục thực hiện các nội dung:

Các địa phương, đơn vị khẩn trương hoàn thành rà soát tất cả các trường hợp có liên quan tới BV Bạch Mai theo chỉ đạo tại Công điện 01/CĐ – UBND và Công điện số 01/CĐ- UBND ngày 28/3 của Chủ tịch UBND TP, tổ chức cách ly y tế và lấy mẫu xét nghiệm Covid- 19 theo quy định.

Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập: Rà soát ngay toàn bộ các bệnh nhân nặng điều trị nội trú tại bệnh viện, thực hiện tốt công tác chăm sóc và điều trị nội trú theo quy định. Đối với bệnh nhân tiếp nhận từ hoặc đã điều trị tại BV Bạch Mai từ ngày 10/3/2020 đến nay phải bố trí điều trị tại khu cách ly và lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.

Tăng cường công tác chăm sóc người bệnh toàn diện, chỉ cho 1 người nhà vào chăm sóc (nếu cần) và phải được kiểm tra y tế trước khi vào chăm sóc bệnh nhân, không cho người vào thăm hỏi bệnh nhân.

Lựa chọn đơn vị cung cấp suất ăn đảm bảo an toàn thực phẩm cho người bệnh, nhân viên của bệnh viện, đảm bảo bữa ăn cho người bệnh theo chế độ dinh dưỡng bệnh lý. Người tham gia chế biến thức ăn tại bệnh viện/người của đơn vị cung cấp suất ăn khi vận chuyển suất ăn vào trong bệnh viện phải có đầy đủ trang thiệt bị bảo hộ theo quy định để phòng chống lây nhiễm chéo.

Các bệnh viện yêu cầu cán bộ được cử đi học tại BV Bạch Mai và sinh viên thực tập đã từng đến học tập tại BV Bạch Mai từ ngày 10/3 phải khai báo y tế đầy đủ, cách ly theo quy định và lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.

Công điện cũng yêu cầu các bệnh viện, tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin như hẹn khám qua điện thoại, khám bệnh theo giờ… để hạn chế tối đa tập trung đông người, bố trí các ghế chờ khám cách nhau tối thiểu 2m, hướng dẫn và yêu cầu người dân đến khám, đeo khẩu trang, rửa/sát trùng tay, giữ khoảng cách an toàn trên 2m và hạn chế tối đa tiếp xúc với người xung quanh.

N. Huyền

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !