Đà Nẵng cách ly người Việt Nam, Việt kiều và nước ngoài nhập cảnh ở đâu?

Chiều 23/3, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng công bố danh sách 04 địa điểm được sử dụng để cách ly người Việt Nam, Việt kiều và người nước ngoài nhập cảnh từ các quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch.

Ngày 23/3, ông Lê Trung Chinh, Phó Chủ tịch UBND TP, Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 (gọi tắt là Ban chỉ đạo) TP Đà Nẵng đã có văn bản 39/BCĐ-SYT gửi các cơ quan hữu quan về việc tổ chức cách ly người nhập cảnh từ quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch Covid-19 theo chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo Quốc gia.

Khách sạnSam Grand (số 07 Phạm Văn Đồng, quận Sơn Trà) được UBND TP Đà Nẵng quyết định thiếp lập cơ sở cách ly y tế tập trung để phòng chống dịch Covid-19 đối với người nước ngoài nhập cảnh (Ảnh: HC).

Theo đó, Ban chỉ đạo TP Đà Nẵng yêu cầu các cơ quan thành viên tiếp tục khẩn trương thực hiện việc rà soát nhập cảnh, tổ chức cách ly và lấy mẫu xét nghiệm phòng chống dịch Covid-19 theo đúng chỉ đạo của TƯ, Bộ Y tế, các cấp thẩm quyền và các văn bản của Ban chỉ đạo TP.

Văn bản 39/BCĐ-SYT nêu rõ, người nước ngoài được cách ly tập trung tại các cơ sở cách ly tập trung do UBND TP ban hành quyết định thiết lập. Gồm khách sạn Sam Grand (số 07 Phạm Văn Đồng, quận Sơn Trà); khách sạn Golden Rose (56 Loseby, quận Sơn Trà); khách sạn Công đoàn Thanh Bình (02 Ông Ích Khiêm, quận Hải Châu) và một số cơ sở khác theo dự kiến trong trường hợp các khách sạn nêu trên không còn chỗ thu dung.

Người Việt Nam và người Việt Nam định cư tại nước ngoài (Việt kiều) được cách ly tại Trung tâm Huấn luyện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh (86 Nguyễn Chánh, quận Liên Chiểu) và một số cơ sở khác theo dự kiến trong trường hợp Trung tâm này không còn chỗ thu dung.

Việc tổ chức cách ly y tế tập trung thực hiện theo Quyết định 878/QĐBYT ngày 12/3/2020 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch Covid-19. Trong trường hợp cần giảm mật độ cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung thì thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn 569/BYT-DP ngày 9/2/2020 của Bộ Y tế.

Ban chỉ đạo TP Đà Nẵng cũng yêu cầu Cảng Hàng không (HK) quốc tế Đà Nẵng căn cứ chỉ đạo của các cơ quan thẩm quyền, đề nghị các hãng HK thực hiện việc khi máy bay hạ cánh xuống sân bay, tiếp viên phải hướng dẫn hành khách nhập cảnh hoàn chỉnh khai báo y tế điện tử ngay tại máy bay.

Đồng thời phối hợp với ngành y tế và các cơ quan chức năng tiến hành phân luồng hành khách Việt Nam và khách nước ngoài để thực hiện có hiệu quả việc cách ly y tế; trong trường hợp ùn tắc máy bay thì thực hiện việc kiểm dịch y tế tại cơ sở cách ly tập trung.

Ban chỉ đạo TP Đà Nẵng cũng yêu cầu Công an cửa khẩu Cảng HK quốc tế Đà Nẵng bám sát chỉ đạo của cơ quan chủ quản và các cấp thẩm quyền về công tác phòng, chống dịch Covid-19, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các trường hợp nhập cảnh.

Các trường hợp được miễn thị thực hoặc có Giấy miễn thị thực nhập cảnh thì khi nhập cảnh phải có Giấy xác nhận không dương tính với virus SARS-CoV-2 do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp và Giấy xác nhận này được cơ quan y tế Việt Nam chấp thuận. Biện pháp này không áp dụng đối với người nhập cảnh vì mục đích ngoại giao, công vụ.

Công an cửa khẩu Cảng HK quốc tế Đà Nẵng cũng được yêu cầu phối hợp với Sở Y tế, Bộ Chỉ huy Quân sự TP, Công an TP, Sở Ngoại vụ, các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo TP và các đơn vị chức năng liên quan trong quá trình rà soát để tổ chức cách ly tập trung đối với các hành khách nhập cảnh từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch Covid-19.

Sở Y tế Đà Nẵng được yêu cầu phối hợp với Công an cửa khẩu Cảng HK quốc tế Đà Nẵng và các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm việc tổ chức sàng lọc các trường hợp nhập cảnh từ trên máy bay, kiểm soát về y tế tại sân bay và xét nghiệm đối với hành khách nhập cảnh; hạn chế đến mức thấp nhất lây lan dịch bệnh cho cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ tại cửa khẩu.

Đồng thời phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự TP, Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch, UBND các quận, huyện, xã, phường, các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo TP tổ chức cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm theo quy định đối với người nhập cảnh từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch Covid-19. Đối với các nước ASEAN, ưu tiên lấy mẫu của khách đến từ Malaysia.

HẢI CHÂU

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !