Cứu sống cả mẹ lẫn con một sản phụ bị bệnh tim nặng

Sản phụ Nguyễn Thị Quảng (30 tuổi, Định Hải, Tĩnh Gia, Thanh Hóa) không may mắc bệnh tim nặng. Nhưng nhờ có nỗ lực của các y bác sĩ Bệnh viện E, cả hai mẹ con chị đều khoẻ mạnh.
Cứu sống cả mẹ lẫn con một sản phụ bị bệnh tim nặng - ảnh 1

GS Lê Ngọc Thành - Giám đốc Bệnh viện E và chồng của chị Quảng hạnh phúc khi cháu Núi chào đời.

Quyết tâm giữ con

Sau khi sinh con được vài ngày, sức khoẻ của chị Quảng đã tốt hơn. Điều mà gia đình chị cảm nhận hạnh phúc nhất, đó là bé Lê Doãn Núi, con trai chị, đến với gia đình trong dịp năm mới.

Dù còn rất đau sau ca mổ nhưng với chị Quảng, nhìn thấy con là bệnh tật, đau đớn tan biến hết.

Chị Quảng tâm sự, chị lấy chồng muộn và khó khăn lắm vợ chồng mới có được đứa con. Thế nhưng khi thai kỳ được 11 tuần tuổi, chị mệt và ngất, phải đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện E.

Tại Trung tâm tim mạch - Bệnh viện E, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Công Hựu thông báo sản phụ bị hội chứng Marfan, có thương tổn rất nặng về tim mạch cần phải phẫu thuật sớm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sẩy thai.

Lúc đó, chị Quảng đứng ngồi không yên với chuyện giữ hay bỏ con để chữa bệnh. Quyết định hi sinh đứa con trong bụng để cứu lấy mạng sống của mẹ là một điều không dễ dàng. “Cảm giác đó thật khó diễn tả” - giọng chị nghẹn lại.

Bác sĩ Hữu giải thích đây là bệnh lý có tính di truyền, bất thường về gen dẫn tới rối loạn cấu trúc tổ chức liên kết gây bệnh ở nhiều cơ quan, đặc biệt mắt và hệ tim mạch.

Qua khám xét phát hiện động mạch chủ ngực của bệnh nhân đã dãn rất to (bình thường kích thước không quá 3cm, giờ của chị giãn đến 5,5cm) và van tim động mạch chủ bị hở rất nặng, buồng tim giãn to.

Sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ, họ hàng nội ngoại, vợ chồng chị quyết định giữ mẹ. Nhưng đến ngày thực hiện quyết định mà chị Quảng cho là “ích kỷ” đó, vợ chồng chị viết một bức thư thấm đẫm nước mắt gửi Ths. BS Nguyễn Công Hựu, GS.TS Lê Ngọc Thành – Giám đốc Bệnh viện E, bày tỏ nguyện vọng của mình về việc mong muốn giữ lại con.

GS Thành gặp vợ chồng chị và quyết tâm giữ lại con cho vợ chồng chị dù hy vọng đó rất mong manh. Điều này rất khó cho cả phía bác sĩ cũng như bệnh nhân vì gia đình rất khó khăn mới có được đứa con này. Nhưng nếu để cứu mẹ thì cơ hội có con lại lần nữa rất khó.

Mổ thay van tim khi mang bầu

Các bác sĩ phải cho bệnh nhân chụp chiếu, phẫu thuật và sử dụng thuốc. Khi mà làm tất cả những điều đó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Vì thế, hầu như ngày nào, GS Thành và bác sĩ ở Trung tâm Tim mạch đều khám, theo dõi sát sao, hội chẩn liên tục khi có những biểu hiện bất thường.

Khi thai nhi sang tuần 16, các bác sĩ bắt buộc phải phẫu thuật để thay van tim và thay đoạn động mạch chủ cho sản phụ. Trước khi mổ, một lần nữa GS Thành và bác sĩ Hựu tiếp tục giải thích cho gia đình về nguy cơ sẩy thai trong quá trình mổ là rất cao. Rất may, ca mổ diễn ra gần 6 giờ và thành công.

Trong quá trình phẫu thuật, do lo ngại ảnh hưởng đến thai nhi nên khi gây mê cho sản phụ, các bác sĩ gây mê tính toán một lượng thuốc vừa đủ cho ca phẫu thuật.

Nhớ lại ca mổ đầu tiên, chị Quảng kể khi hết thuốc mê, điều đầu tiên chị nghĩ đến sau ca mổ là “sờ vào bụng” và cảm nhận trong cơ thể mình vẫn còn có con, đó là động lực, là sự sống của chị.

Sau đó, sản phụ được chuyển xuống khoa Sản – Bệnh viện E để tiếp tục theo dõi thai kỳ. 1 tháng sau, tháng 8/2016, sản phụ được xuất viện và đều đặn lên khám định kỳ 1 tháng/lần (vừa khám sản và khám tim mạch). Sức khỏe người mẹ dần ổn định, thai nhi phát triển tốt, cân nặng theo tiêu chuẩn…

Chị Quảng theo dõi thai kỳ tại bệnh viện E và đến tuần thứ 37 của thai kỳ, bệnh nhân có dấu hiệu mệt mỏi, khó thở.

PGS.TS Trần Quốc Tuấn – Trưởng khoa Sản – Bệnh viện E cho biết, sau khi tiến hành hội chẩn với GS Thành, BS Hựu và các bác sĩ chuyên ngành sản khoa, tim mạch, gây mê…, các bác sĩ quyết định mổ cho sản phụ.

Theo nhật ký “bệnh án”, 10h45’ sản phụ được đưa vào phòng mổ. 11h5’ 19/1/2017 người mẹ đã nghe thấy tiếng khóc đầu đời của con.

Trường hợp của sản phụ Quảng, GS.TS Lê Ngọc Thành cho biết, đến nay bác sĩ mới thở phào.

Đây là một bước tiến của ngành y tế Việt Nam và đặc biệt, xóa bỏ hoàn quan điểm: Phụ nữ bị bệnh tim thì không nên lấy chồng; Nếu lấy chồng thì không nên mang thai; Nếu có thai thì không nên sinh; Nnếu sinh thì không nên cho con bú...

Nhưng với những kỹ thuật phát hiện và điều trị tiên tiến hiện nay đã cho phép họ có quyền làm vợ, làm mẹ mà không ảnh hưởng tới tính mạng.

Khánh Ngọc

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !