Công dụng của cây hẹ chữa nhiều bệnh nam khoa

Cây hẹ có công dụng ích thận khí, mạnh dương trong khi hạt hẹ là dược liệu rất hữu hiệu trị chứng di tinh, mộng tinh, tinh yếu do hư lao.

Cây hẹ (tên gọi khác là cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảo,...) là loại rau gia vị quen thuộc được dùng nhiều trong các món ăn.

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông Y Hà Nội, hẹ trong y học cổ truyền dùng để chữa nhiều bệnh từ thông thường đến phức tạp, trong đó có một số bệnh nam khoa.

Cây hẹ có vị cay, hơi chua, tính ấm, có tác dụng thông khí ở phổi, hạ khí đầy ở bụng, điều hòa tạng phủ, giúp khỏi đau bụng do lạnh. Khi dùng để nấu ăn, loại cây này giúp ích thận khí, mạnh dương, khỏi tiết tinh và ấm khỏe lưng gối; luộc xào với giấm, muối, ăn vào sáng sớm, lúc đói giúp khỏi chứng ợ hơi.

Lá hẹ - Hình minh họa: maxpark.com

Hạt hẹ vị ngọt, tính ấm, có tác dụng trong điều trị các chứng di tinh (hiện tượng tinh dịch xuất tự nhiên, không có khoái cảm mà chỉ thấy tinh dịch chảy ra ướt quần), mộng tinh (hiện tượng xuất tinh nhưng không có động tác giao hợp nam nữ và vẫn thấy khoái cảm cực độ), són tiểu, bạch đới (ra khí hư trắng ở nữ giới), tinh yếu do hư lao.

Một số món ăn, bài thuốc có hẹ trong y học cổ truyền: 

- Chữa tinh yếu do hư lao: 1 thang thuốc bao gồm: Hạt hẹ 16g, Phúc bồn tử 24g, Xà sàng tử 6g, Thỏ ty tử 24g, Phá cố tử 6g, Kim anh tử 16g, Thạch liên tử 16g, Câu kỷ tử 24g, Ngũ vị tử 6g, Dâm dương hoắc 24g, Hoài sơn 48g, Thục địa 48g. Sắc uống 1 thang/ ngày, chia làm 3 lần uống. Uống liên tục trong 15 ngày, sau đó nghỉ 3 ngày rồi uống tiếp 2 liệu trình nữa.

- Chữa ngọc hành (tinh hoàn) cứng đơ, mà tinh tự chảy ra : Hạt hẹ và Phá cố chỉ, mỗi thứ 6g sắc uống.

- Chữa viêm tiền liệt tuyến ở nam giới và bạch đới ở nữ giới : Hạt hẹ lượng tùy dùng, sắc uống.

Hạt hẹ - Hình minh họa: goodbetternest.blogspot.com

- Chữa bụng dưới đau nhói và ngộ độc thức ăn : Cây hẹ lượng tùy dùng, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt uống (nên uống nhiều).

- Chữa lên cơn co giật, nôn ra nước xanh sau sinh đẻ: Lá hẹ 1 nắm giã nhuyễn lấy nước cốt, hòa cùng nước cốt gừng lượng vừa đủ để uống.

- Chữa phụ nữ đến kỳ kinh mà không hành kinh, khí nghịch, đưa máu ngược lên sinh thổ huyết, hoặc bị thương ứ máu, tiểu ra máu, chảy máu cam: Toàn cây hẹ 100g, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, hòa cùng lượng vừa đủ đồng tiện (nước tiểu trẻ em) uống.

- Chữa cơn suyễn nguy cấp: Lá hẹ 1 nắm sắc uống.

- Tẩy giun kim: Rễ hẹ lượng đủ dùng, sắc uống.

Nguyễn Liên/Vnn

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !