Bị bố không nhìn mặt, cô gái quyết lấy chàng trai khuyết tật và khát vọng có con

Bố không nhìn mặt khi cô con gái sống với một người đàn ông liệt, Nga vẫn quyết nghe theo con tim. Và những khó khăn điệp trùng chờ đợi cặp vợ chồng trẻ... khi họ khát khao có được mụn con.

{keywords}
Bị bố không nhìn mặt, cô gái quyết lấy chàng trai khuyết tật và khát vọng có con

Vượt qua tất cả

Một câu chuyện khiến nhiều người rớt nước mắt là gia đình chị Trần Thị Nga – sinh năm 1990 và anh Vũ Văn Khải - sinh năm 1982, ở Gia Viễn, Ninh Bình tại buổi lễ công bố và trao quyết định hỗ trợ 10 ca thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON)  miễn phí cho 10 cặp vợ chồng có hoàn cảnh khó khăn diễn ra  do Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội tổ chức vào ngày 25/7.

Kém chồng 8 tuổi, biết nhau khá lâu rồi nhưng tai nạn giao thông ập đến vào năm 2012 đã khiến Khải (chồng Nga) bị liệt do gãy 3 đốt sống lưng, phải ngồi xe lăn suốt đời. Hiểu rõ tình cảnh của anh nhưng Nga vẫn yêu thương và chấp nhận anh.

Thấy con gái “đâm đầu vào bụi rậm”, bố Nga và gia đình  kiên quyết phản đối chuyện tình cảm của con gái. Nhưng Nga vẫn quyết tâm cưới.

Năm 2019, đôi trẻ làm đám cưới.  “Bố em đã không nhìn mặt em nữa khi em quyết định đăng ký kết hôn với anh ấy, nhưng em vẫn tin một ngày bố sẽ hiểu cho em” –Nga nghẹn ngào kể.

Chị hiện làm công nhân nhà máy, đồng thời gánh trọng trách phụng dưỡng bố mẹ chồng. Cuộc sống đầy rẫy những khó khăn, nhưng với Nga... có mụn con là điều mà cả hai vợ chồng khát khao. Chị cũng từng vài ba lần đi khám, nhưng các bác sĩ nói trường hợp của anh bị liệt, không có tinh trùng. 

Nỗi khát khao tưởng như tắt lịm.

Nhưng chị vẫn tìm kiếm, vẫn hy vọng có phép màu. Và vợ chồng Nga- Khải là một trong số 10 ca được lựa chọn thực hiện TTTON miễn phí tại BV Nam học và hiếm muộn Hà Nội trong năm nay 2020. Theo đó, Nga sẽ được hỗ trợ 100% chi phí TTTON, ước tính từ 70- 100 triệu đồng. 

Các bác sĩ cho biết, trường hợp của Khải phải thủ thuật lấy mô tinh hoàn tìm tinh trùng (kỹ thuật vi phẫu MicroTESE ) để thực hiện TTTON.

Hành trình tìm con của cặp vợ chồng trẻ này còn ở phía trước, nhưng với các kỹ thuật hiện đại được áp dụng tại Việt Nam, hy vọng khát vọng chính đáng của vợ chồng Nga – Khải sẽ sớm trở thành hiện thực.

Và hy vọng

BSCKII. Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc BV Nam học và hiếm muộn Hà Nội cho biết, kỹ thuật mổ vi phẫu khá mới tại Việt Nam hiện nay là Micro TESE (microdisection testicular sperm extraction) tức vi phẫu tìm tinh trùng từ mô tinh hoàn được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội áp dụng thành công thời gian qua cho thấy kết quả tìm thấy tinh trùng rất cao, ít tổn thương mô tinh hoàn, ít biến chứng.

Đây là kỹ thuật dùng để điều trị nhóm không có tinh trùng, kể cả khi tinh hoàn bị teo hay tổn thương nặng do biến chứng của quai bị. Đây cũng được xem là biện pháp cuối cùng để tìm tinh trùng cho những bệnh nhân vô tinh.

Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy tỉ lệ vô sinh chiếm khoảng 6%-12%, trong đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có tỷ lệ cao nhất. Kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế cũng chỉ ra tỉ lệ vô sinh của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ ở Việt Nam tới 7,7% (cả nước hiện có khoảng 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh).

Theo thống kê, vô sinh do vợ chiếm khoảng 40%, do chồng chiếm 40%, khoảng 10% do cả 2 vợ chồng và 10% không tìm thấy nguyên nhân.

Trước đây, vì nhiều lý do, quan niệm cho rằng vô sinh thường xuất phát từ nữ giới. Ngày nay, sự tiến bộ của y học cùng sự xuất hiện của các kỹ thuật mới trong điều trị vô sinh nam, nhiều nguyên nhân gây hiếm muộn ở nam giới được tìm ra và có thể chữa trị được.

Trong đó phải kể đến nhóm vô sinh do vô tinh (không có tinh trùng) thường chiếm từ 10-15% trong các trường hợp vô sinh nam.

Có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Thứ nhất, do đường dẫn bị tắc hoặc không có đường dẫn. Nguyên nhân thứ hai do tinh hoàn sản xuất kém hoặc không sản xuất tinh trùng, tình trạng này gọi là vô tinh không bế tắc, thường sẽ khó khăn hơn.

Hướng điều trị cho người không có tinh trùng nguyên nhân do tắc là mổ vi phẫu cắt bỏ đoạn tắc và nối lại ống dẫn tinh, mào tinh. Còn trong trường hợp không có tinh trùng do tinh hoàn sản xuất kém có thể mổ vi phẫu để tim từng con tinh trùng (kỹ thuật vi phẫu MicroTESE ) và tiêm vào bào tương trứng để tạo thành phôi rồi chuyển vào tử cung người phụ nữ.

Được biết, trong 10 cặp vợ chồng được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội hỗ trợ TTTON miễn phí từ năm 2019 đến nay, đã có 3 gia đình cùng đón tin vui khi sinh ra những đứa con khỏe mạnh, 3 gia đình đang mang bầu và chờ từng ngày để đón con yêu.

 N. Huyền 

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !