Cảnh báo từ những gia đình "tan hoang" vì dịch cúm chết người

H3N2 là dịch cúm cực kỳ nguy hiểm đang bùng phát dữ dội trên cả thế giới và số người tử vong vẫn đang tăng ở các quốc gia.

Từ trái qua phải Alyssa 12 tuổi ,Nico Mallozzi 10 tuổi, Alani 20 tuổi

Theo tờ Foxnews, ngoại trừ Hawaii, toàn bộ các bang nước Mỹ đều bị virus cúm H3N2 tấn công, nhiều người tử vong là trẻ em. California, Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề với báo cáo ít nhất 74 người dưới 65 tuổi tử vong kể từ tháng 10/2017

Theo các chuyên gia y tế thế giới thì loại cúm H3N2 nguy hiểm này có thể tấn công bất kỳ ai, đặc biệt khả năng cao dễ mắc bệnh là ở người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm.

Ngoài ra, những bệnh nhân có tiền sử bệnh suyễn, tiểu đường và tim mạch nếu mắc phải cúm thì nguy cơ tử vong cũng cao hơn.

Lynnette Brammer, chuyên gia đứng đầu nhóm giám sát bệnh cúm của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh CDC cho biết hiện đang là cao điểm mùa cúm và nó sẽ kéo dài trong vài tuần tới.

Tiến sĩ Tom Safranek, nhà dịch tễ học của Bộ Y tế Mỹ cho biết: "Năm nay, mùa cúm xuất hiện sớm hơn mọi năm và đang lan nhanh trên diện rộng. Năm nay cũng chứng kiến dịch cúm tồi tệ khiến nhiều người mắc bệnh và tử vong".

Giữa cơn bão bệnh dịch này, chia sẻ từ chính những người chăm sóc bệnh nhân, những gia đình có người bị bệnh đã trải qua khoảng thời gian khó khăn là vô cùng quý báu.

Từ trái qua phải Alyssa 12 tuổi ,Nico Mallozzi 10 tuổi, Alani 20 tuổi

Emily Muth, 6 tuổi ở Bắc Carolina, Mỹ bắt đầu cảm thấy người mệt mỏi sau khi từ trường về. Bố mẹ nhanh chóng đưa cô đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm và phát hiện dương tính với cúm.

Bác sĩ kê cho bệnh nhân một loại thuốc kháng virut và nói với gia đình có thể chăm sóc tại nhà, nghỉ ngơi cũng như uống nhiều nước. Ba ngày sau khi phát hiện cúm, Emily bắt đầu khó thở, cô bé thở dốc. Một nhân viên y tế đến nhà cô bé nói rằng thở dốc là một phản ứng phụ của bệnh, không có gì đáng lo.

Tuy nhiên nhiều giờ sau, hơi thở của cô bé 6 tuổi ngày một tồi tệ hơn, gia đình gọi cấp cứu nhưng trước khi xe cứu thương kịp đến, cô bé đã qua đời.

Rhonda, mẹ cô bé chia sẻ: "Xin các ông bố bà mẹ hãy lưu tâm, quan sát mọi dấu hiệu của con và đưa đến bệnh viện sớm nhất có thể".

Nico Mallozzi, 10 tuổi, New York, Mỹ cảm thấy người khó chịu sau khi tham dự Giải Vô địch khúc quân cầu Bắc Mỹ. Cha mẹ đã đưa bé đến bệnh viện nhưng cậu đã tử vong vào ngày 13/1/2018. Nico Mallozzi, nhiễm cúm và bị biến chứng viêm phổi phức tạp.

Dylan Winnik, 12 tuổi, sống ở Floria, Mỹ nói với bố mẹ cảm thấy mệt sau khi tan trường. Họ nghĩ con bị cảm thông thường. Nhưng ngày sau đó cậu bé tử vong vì biến chứng nguy hiểm. Gia đình gọi cấp cứu nhưng đã quá muộn.

Gia đình Winnik chia sẻ: "Khẩn cầu các bậc phụ huynh đừng xem nhẹ bất kỳ dấu hiệu mệt mỏi của con cái. Dịch cúm thực sự nghiêm trọng trong mùa này".

Alyssa Alcaraz, 12 tuổi, California, Mỹ được chuẩn đoán mắc cúm và có thể chăm sóc tại nhà bằng thuốc thông thường chống ho, nôn. Nhưng sức khỏe của cô gái 12 tuổi tiếp tục xấu đi 4 ngày sau đó, cô khó thở và rơi vào trạng thái hôn mê.

Mẹ bé đã đưa bé đi cấp cứu bệnh viện nhưng tim Alcaraz đã ngừng đập và cô bé tử vong. Nguyên nhân khiến cô bé tử vong là do nhiễm khuẩn trong máu, một nhiễm trùng biến chứng nguy hiểm của cúm mà gia đình hoàn toàn không hay biết.

Alani Murrieta, 20 tuổi, bà mẹ hai con đã tử vong chỉ một ngày sau khi chuẩn đoán mắc cúm. Cũng như nhiều trường hợp trên, Alani xét nghiệm phát hiện cúm nhưng chỉ được bác sĩ chỉ định uống thuốc chữa bệnh tại nhà.

Chỉ vài giờ sau, bệnh tình trở nặng hơn, cô bị biến chứng viêm phổi, phải dùng đến máy thở nhưng cũng không qua khỏi.

Gia đình cho biết họ không thể tin rằng cô gái trẻ lại ra đi mãi mãi vì bệnh cúm tưởng đơn giản nhưng phức tạp vô cùng này.

Kyler Baughman, 21 tuổi, một vận động viên thể hình, bị ốm và ho nhẹ nhưng vẫn có thể đi chơi ngoài trời với mọi người. Nhưng sau 24 giờ, cậu được đưa đến phòng cấp cứu trong tình trạng khó thở nặng và đã qua đời sau đó. 

Katie Denise Oxley Thomas, 40 tuổi, mẹ của 3 đứa trẻ là người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nhưng cũng không thoát khỏi tử thần khi mắc phải cúm. 

Bốn ngày sau khi được chẩn đoán mắc cúm H3N2, Thomas đã tử vong vì biến chứng viêm phổi và nhiễm khuẩn.

Hoàng Dung (lược dịch)

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !