Khốn khổ căn bệnh cả triệu bà mẹ sinh nở nhiều mắc phải

Sau hai lần sinh nở, chị Hoa (Long Biên, Hà Nội) trở nên thiếu tự tin. Mỗi lần buồn đi nhẹ chị phải đi thật nhanh, khốn khổ hơn, mỗi lần cười to, chị đều bị ướt quần…

{keywords}
Khốn khổ căn bệnh cả triệu bà mẹ sinh nở nhiều mắc phải

Dù mới ngoài 40 mà chị Hoa bắt buộc phải dùng băng vệ sinh hàng ngày. “Có những hôm lỡ quên, thì ôi thôi, chỉ cần quá chiều là cảm giác rất nặng mùi rồi. Tình trạng này làm tôi rất ngại đứng gần mọi người. Thậm chí tránh những cuộc tán gẫu của chị em. Lỡ vui quá, tè ra thì …nguy”, chị Hoa than phiền.

Đây là tình cảnh không riêng chị Hoa mà của hàng triệu bà mẹ sau nhiều lần sinh nở mắc phải - bệnh són tiểu. BS Nguyễn Hòa - Giám đốc Trung tâm Sàn chậu, bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, són tiểu là tình trạng nước tiểu rỉ qua đường niệu đạo, xảy ra ngoài lần tiểu tiện.

Thống kê cho thấy, khoảng 20% phụ nữ mắc chứng bệnh này. Trong đó, đối tượng thường gặp nhất là phụ nữ sau sinh nở; người trong độ tuổi mãn kinh, tiền mãn kinh; người già ngoài 70 tuổi.

Theo BS Hòa, són tiểu được chia làm 3 loại. Thứ nhất là són tiểu gắng sức (chiếm 80-90% các trường hợp són tiểu) là do nhão yếu các cơ nâng đỡ tầng sinh môn gây ra tình trạng niệu đạo di động quá mức khi gắng sức hoặc do suy yếu cơ thắt niệu đạo. Theo đó, dù không “mót” nhưng khi làm những hoạt động có tính gắng sức như: cười, ho, chơi thể thao, leo cầu thang, chạy nhảy… người bệnh cũng gặp phải tình trạng són tiểu.

Ở mức độ nặng, són tiểu xảy ra cả khi đi vệ sinh bình thường, thay đổi tư thế.

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng này là do chấn thương sản khoa, phụ khoa như: phụ nữ sinh khó phải phẫu thuật phụ khoa ở tầng sinh môn, trực tràng; rối loạn, thiếu hụt hormone estrogen ở nữ giới gây ra tổ chức collagen ở niệu đạo yếu; hậu quả kéo dài của một số bệnh như táo bón, ho mãn tính, mang vác nhiều; bàng quang lộ ra ngoài…

Thứ hai là són tiểu do bàng quang tăng hoạt tính (tiểu gấp). Loại són tiểu này đặc hiệu với sự tăng áp lực hoặc co bóp bất thường cơ bàng quang ngay cả khi chỉ có ít nước tiểu. Sự co bóp bất thường này gây ra cảm giác buồn tiểu gấp, đôi khi kèm theo đau vùng bàng quang dẫn đến són tiểu, cho dù cơ nâng đỡ tầng sinh môn và van niệu đạo vẫn bình thường.

Mặc dù bệnh gây bất tiện, thiếu tự tin cho chị em nhưng BS Nguyễn Thị Nga, khoa Khám Phụ khoa tự nguyện, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, chị e có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Đầu tiên chị em cần uống đủ nước. Bởi, nước rất quan trọng với tất cả mọi người, đặc biệt với người già, những người thường kém ăn và người có nguy cơ mất nước. Lượng nước trung bình tối thiểu khoảng 1,5 lít / ngày chia làm nhiều lần. Uống nước ít làm tăng nhiễm trùng tiểu và làm giảm chức năng của bàng quang.

“Tập thói quen ăn đồ ăn có nhiều chất xơ, và chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Cần hạn chế một số thức ăn, đồ uống gây lợi tiểu, tiểu nóng rát và kích thích bàng quang, kích thích sự co cơ detrusor (gây tiểu nhiều lần) như: ớt, tiêu, tỏi, cafe, bia rượu… Không hút thuốc lá”, BS Nguyễn Thị Nga nói.

Bên cạnh chế độ ăn hợp lý, cần kết hợp với thể dục thể thao để duy trì cân nặng phù hợp và luyện tập thói quen đi tiểu, tiểu đúng giờ. Theo đó, BS Nga hướng dẫn, chị em cần tập luyện bàng quang bằng cách nhịn đi tiểu khi bị kích thích, trước tiên có thể bắt đầu bằng cách nhịn trong vòng 5-10 phút sau đó tăng dần thời gian nhịn tiểu và kéo dài thời gian giữa các lần đi tiểu.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo chị em nên tập Kegel mỗi ngày. Việc làm này đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời cả về sức khỏe và trong chuyện phòng the. Bài tập Kegel giúp người phụ nữ có cơ âm đạo săn chắc, khỏe mạnh. Vì thế mà cải thiện được tình trạng mất kiểm soát tiểu tiện cũng như chứng bệnh sa tử cung, sa dạ con.

Đây là bài tập nhằm tăng lực cho nhóm cơ vệ-cụt của sàn chậu. Đẩy nhanh sự hồi phục của khung xương chậu cũng như làm săn chắc các cơ bàng quang. Nguyên tắc của bài tập này là giả vờ rằng bạn đang đi tiểu, sau đó giữ không cho nước tiểu chảy ra.

Huyền Anh 

Thủ phạm khiến chị em lãnh cảm, ngại 'chuyện ấy'

Thủ phạm khiến chị em lãnh cảm, ngại 'chuyện ấy'

Trong xã hội hiện đại, nhiều áp lực, môi trường làm việc căng thẳng.... khiến nữ giới lãnh cảm, nhu cầu tình dục cũng giảm.

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !