Bộ trưởng Y tế tiết lộ nhiều phen căng thẳng khi làm luật chống tác hại rượu bia

Bộ trưởng Y tế nói đây là luật khó làm vì có tính xung đột lợi ích. Những người làm ngành y "đã rất vất vả, nhiều phen căng thẳng vì xung đột”
“Đây là một trong những luật khó làm vì có tính xung đột lợi ích, giữa nhà làm luật và các đối tác khác. Những người làm công tác chăm sóc sức khỏe như chúng tôi đã rất vất vả, nhiều phen căng thẳng vì xung đột”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ tại Hội nghị triển khai Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia sáng 16/10.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến

Nhiều phen căng thẳng vì xung đột

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ để đưa ra được luật Phòng chống tác hại của rượu, bia Bộ Y tế đã mất 7 năm chuẩn bị. Không phải ai cũng nhận thức được tác hại của rượu bia với sức khỏe. Nhiều vụ tai nạn giao thông trong thời gian vừa qua liên quan nhiều đến sử dụng quá mức rượu bia.

“Rượu thực chất là chất cồn kích thích người uống không kiểm soát được hành vi của mình. Rượu vào lời ra, xô xát, cãi nhau, đánh nhau, thậm chí là các hành vi xâm hại khác, kể cả xâm hại trẻ em”, Bộ trưởng Tiến nói.

Ngoài ra tác hại của rượu bia còn là các bệnh không lây nhiễm như ung thư, tim mạch… Các bệnh không lây nhiễm chiếm đến 73% nguyên nhân tử vong các loại.

“Đây là một trong những luật khó làm vì có tính xung đột lợi ích, giữa nhà làm luật và các đối tác khác. Những người làm công tác chăm sóc sức khỏe như chúng tôi đã rất vất vả, nhiều phen căng thẳng vì xung đột”, Bộ trưởng Tiến nói.

Cuối cùng, Luật này đã được Quốc hội thông qua vào cuối tháng 6 vừa rồi và có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.

Làm gì để luật đi vào cuộc sống

Theo Bộ trưởng Tiến vấn đề là làm sao luật đi vào hiện thực cuộc sống. Với sự ra đời của Luật phòng chống tác hại của thuốc lá, hiện nay nhiều người đã sợ hút thuốc lá, thói quen hút thuốc ở nơi công cộng, nhà hàng… đã thay đổi nhiều.  

 “Làm sao để người dân tin uống rượu bia hại sức khỏe trong khi nhiều người vẫn cho rằng uống rượu bia được xem là văn hóa. Ai sẽ là người đi kiểm tra giám sát những hành vi bị cấm trong luật? Triển khai luật như thế nào là cái khó nhất. Cần hành động thực tiễn nếu không luật chỉ chỉ trên giấy tờ”, Bộ trưởng Tiến nhấn mạnh.

­Thạc sĩ Trần Thị Trang, Vụ phó Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cũng nhấn mạnh đây là dự án luật rất khó trong việc xây dựng, triển khai còn khó hơn rất nhiều.

So với thế giới, mức tiêu thụ rượu bia, tỷ lệ sử dụng rượu bia ở mức có hại ở Việt Nam khá cao. Bình quân nam giới Việt Nam trong một năm tiêu thụ 27,4 lít cồn nguyên chất, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 29 thế giới.

Đặc biệt là tỷ lệ sử dụng ở mức có hại. 44% nam giới nước ta sử dụng rượu bia ở mức có hại, 6 lon bia, 6 chén rượu trong một lần uống. Tỷ lệ thanh thiếu niên sử dụng rượu bia cũng ở mức báo động.

Ảnh hưởng đối với sức khỏe của rượu bia rất khó đong đếm. Vấn đề là làm thế nào để giảm thói quen có hại này. Trong khi nguồn lợi kinh tế thu được từ ngành hàng này cũng rất cao 50.000 tỷ đồng/năm. Song tổn thất về kinh tế do rượu bia cũng chiếm đến 1% GDP.

Bà Trang cũng chia sẻ vấn đề được ưu tiên để giảm tác hại của rượu bia là giáo dục và truyền thông. Mục đích giảm tính sẵn có của rượu bia để phòng ngừa trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, phụ nữ mang thai tiếp cận với rượu bia.

“Sử dụng rượu bia đã là thói quen hàng trăm nay của người dân nên khó thay đổi. Nó gây tác hại lâu dài nên hướng tiếp cận là thế hệ trẻ, giảm tuổi bắt đầu sử dụng rượu bia, giảm tiếp cận của giới trẻ với sản phẩm”, bà Trang nói.

Bên cạnh đó việc quản lý sản xuất rượu bia ở các cơ sở thủ công, hộ gia đình rất khó. Hiện trách nhiệm này được giao cho chính quyền địa phương.

Một điểm mới trong luật đó là nâng cao trách nhiệm của người chủ kinh doanh vận tải cần có biện pháp để ngăn ngừa, ngăn chặn người điều khiển phương tiện giao thông uống rượu bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông. Trong tương lai có thể yêu cầu bắt buộc các doanh nghiệp phải có thiết bị thổi nồng độ cồn trước khi lái xe xuất bến.

N. Huyền

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !