Bác sĩ cảnh báo ung thư da do nhiễm độc asen từ mỹ phẩm, nguồn nước

Bệnh viện Da liễu Trung ương đang tiếp nhận và điều trị cho một nam bệnh nhân mắc ung thư da tế bào gai do nhiễm độc asen. Trước đó 20 năm, bệnh nhân này dùng thuốc nam, thuốc bắc điều trị hen.

{keywords}
Bàn tay nam bệnh nhân bị ung thư da với những vết loét đỏ, chảy dịch 

Trao đổi với phóng viên, TS. BS Nguyễn Hữu Quang, Phó Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng, BV Da liễu Trung ương cảnh báo, khoa đã tiếp đón và điều trị cho nhiều bệnh nhân bị ung thư da tế bào gai do nhiễm độc asen (thạch tín).

Đặc điểm của những bệnh nhân này là thường bị các bệnh mạn tính như hen phế quản, vảy nến hay những người sống ở những vùng có nguồn nước bị nhiễm asen trong 1 thời gian dài. Hiện tại, khoa đang điều trị cho một nam bệnh nhân bị ung thư da tế bào gai do nhiễm  asen như thế.

Một tuần trước, bệnh nhân đến viện trong tình trạng hai bàn tay, bàn chân có rất nhiều các điểm dày sừng. Các nốt sần đặc biệt ở lòng bàn chân, bàn tay như gai sần sùi chút, kích thước nhỏ chỉ  một vài milimet, nhưng dày đặc.

“Chỉ cần sờ vào lòng bàn tay, bàn chân bệnh nhân cảm thấy gợn gợn, sần sùi, không phẳng mà rất thô ráp. Tổn thương ung thư đã tiến triển rộng khiến bàn tay bệnh nhân đôi lúc tấy đỏ, đau rát, bứt rứt. Một vài chỗ trên bàn tay bệnh nhân đã rỉ dịch”, TS. BS Nguyễn Hữu Quang nói.

Theo TS. BS Quang, bệnh nhân mắc ung thư da do nhiễm độc asen. Dù nguồn lây từ đâu thì chưa thể khẳng định, nhưng qua khai thác tiền sử, bệnh nhân cho biết cách đây 20 năm đã dùng thuốc nam, thuốc bắc điều trị hen.

“Đây là một trong những yếu tố khiến da bị nhiễm độc asen gây ung thư da. Rất may, sau khi hoàn thiện hết các xét nghiệm cho thấy bệnh nhân mắc ung thư da tế bào gai thể tại chỗ (không xâm lấn) do đó bệnh nhân sẽ được phẫu thuật và “có thể điều trị khỏi”, TS. BS Nguyễn Hữu Quang chia sẻ.

{keywords}
Đặc tính nhiễm độc asen mãn tính là tích tụ asen ở răng, móng tóc và da chủ yếu. Dấu hiệu khởi phát chỉ là các điểm dày sừng lòng bàn tay, bàn chân hoặc bất kỳ điểm nào trên da.

“Về cơ bản, nếu bị nhiễm asen mãn tính sẽ biệt hoá thành ung thư da, đặc biệt ung thư tế bào gai. Tế bào gai là tế bào trên da, ung thư tế bào gai chia ra làm nhiều thể. Thể tại chỗ chỉ ở vùng tổn thương, thể xâm lấn thì tế bào ung thư có khả năng xâm lấn, di căn đến các cơ quan khác ví dụ hạch, tim phổi … cũng giống như ung thư khác”, TS. BS Nguyễn Hữu Quang chia sẻ.

Đáng lưu ý, người nhiễm độc asen có thể sẽ tích tụ 5-10 năm thậm chí 20 năm mới phát bệnh. Do đó, nếu người dân sống ở những nơi có nguồn nước nhiễm asen cao hơn mức WHO khuyến cáo, công nhân mỏ than, khai thác khoáng sản nếu thấy trên da xuất hiện các nốt sần sờ thô ráp, nhỏ li ti (biểu hiện nhiễm độc asen mãn tính) thì nên đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Để phòng ngừa, các bác sĩ khuyến cáo, người dân nên sử dụng nước sạch, ở nông thôn hay dùng nước giếng khoan thì cần qua khâu lọc xử lý loại bỏ kim loại. Trong trường hợp người dân mắc các bệnh lý mạn tính như vảy nến, hen phế quản… mọi người tuyệt đối  không tự ý dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc vì có thể trong thuốc đó có chứa asen.

"Ngoài ra, asen có tác dụng làm trắng nên có thể xuất hiện trong các sản phẩm mỹ phẩm làm trắng da. Nó có thể là thành phần trong các sản phẩm trang điểm mắt như phấn mắt, bút kẻ lông mày hoặc son môi…. Vì thế khi lựa chọn các sản phẩm làm đẹp chúng ta hãy chú ý kỹ tới nguồn gốc và nơi sản xuất”, TS. BS Hữu Quang nhấn mạnh. 

“Asen (thạch tín) là 1 kim loại rất độc, kim loại này cũng được dùng để điều trị bệnh với 1 liều lượng nhỏ. Và trong tự nhiên, nồng độ asen trong nước ngầm, nước giếng khoan cao hơn nhiều so với nguồn nước đến từ sông hồ.

Một khảo sát năm 2009 về nguồn nước ở đồng bằng sông Hồng và thành phố Hà Nội của các chuyên gia Việt Nam và Thụy Sỹ cho thấy: có 27% giếng có nồng độ asen vượt quá nồng độ an toàn 10 μg/l do Tổ chức Y tế Thế giới quy định. Vì vậy khi sử dụng nước giếng khoan mọi người chú ý phải lọc trước khi sử dụng”, TS. BS Nguyễn Hữu Quang.

N.Huyền 

Trẻ em đau dạ dày, đâu là nguyên nhân khiến bệnh gia tăng?

Trẻ em đau dạ dày, đâu là nguyên nhân khiến bệnh gia tăng?

Nhiều bà mẹ vẫn cho rằng chỉ có người lớn mới bị đau dạ dày do ăn uống, sinh hoạt bừa bãi. Tuy nhiên, bệnh này đang có xu hướng tăng nhiều ở trẻ em, có thể gặp ở trẻ mẫu giáo và tuổi hay gặp nhất là 10-14.

 

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !