Ba ngày cách ly ở Trúc Bạch của bác sĩ trẻ

Về thăm mẹ đúng vào thời điểm khu vực nhà bị cách ly, bác sĩ trẻ Dương Minh Tuấn đã có những chia sẻ hết sức dí dỏm trên trang cá nhân của mình về việc cách ly.

Những vật dụng cá nhận được chính quyền gửi vào cho người dân.

Bác sĩ Dương Minh Tuấn chia sẻ, anh đang công tác tại Bệnh viện Bạch Mai nhưng trong thời gian đi tình nguyện 3 năm tại Bệnh viện huyện Minh Hóa, Quảng Bình, anh tranh thủ về thăm mẹ nhân ngày mùng 8/3.

Sáng 6/3, Tuấn về đến nhà thì đến tối là thời điểm khu vực gia đình phải cách ly vì sống gần với gia đình bệnh nhân số 17 cách 4 ngôi nhà. Khi về nhà, mẹ của anh đi công tác không có nhà, một mình bác sĩ Tuấn tự cách ly tại nhà.

Khi công an vào thông báo cách ly, bác sĩ Tuấn và gia đình cũng hơi bất ngờ và thoáng trách cô hàng xóm mang bệnh mà giấu nhưng rồi lại cảm thấy thương bệnh nhân vì không ai muốn mình mang bệnh.

Ngày đầu cách ly, mọi thứ cũng không quá khó, thông tin trên mạng thì quá nhiều tin tức nếu không bình tĩnh sẽ rất hoang mang. Ngày thứ 2, bác sĩ Tuấn bất ngờ nhận được rau, cá, thịt của chính quyền tiếp tế.

Trong thời gian cách ly, những người phải cách ly được khuyến cáo có thể đi lại quanh khu phố để đỡ nhàn chán nhưng bác sĩ Tuấn cho biết anh chỉ ở trong nhà.

Bước sang ngày thứ 3, bác sĩ Tuấn lên lịch đầu tiên là dọn dẹp nhà cửa. Việc này vừa đốt mỡ lại vừa vô cùng quan trọng trong việc phòng bệnh.

Rau xanh, thịt được tiếp tế.

Lau chùi vệ sinh sàn nhà cũng như bề mặt các vật dụng hay sờ mó tới, nếu lau được với nước Javen (cho sàn) hoặc cồn (cho đồ) thì càng tốt. Cốc chén bát đũa thường xuyên được tráng với nước ấm trước và sau khi sử dụng.

Là người làm trong ngành y, bác sĩ Tuấn cho biết tốt nhất là nên bỏ rác thải sinh hoạt sau khi sử dụng cho vào túi, dùng găng tay dùng 1 lần để gói túi rác lại. Khi mang rác ra ngoài thì nhớ đeo thêm khẩu trang rồi sau đó thì bỏ cả khẩu trang và găng đi luôn. Chính quyền địa phương sẽ phát riêng cho mỗi nhà 1 loại túi chuyên dụng để đựng những đồ dễ lây nhiễm như găng hay khẩu trang này. Nên mở cửa phòng ốc thông thoáng, hạn chế dùng điều hòa.

Ngoài ra, việc bảo vệ chính mình cũng rất quan trọng. Bác sĩ Tuấn cũng khuyến cáo mỗi ngày tắm nước ấm một lần, rửa tay trước, trong và sau khi nấu ăn; trước khi ăn; sau khi tháo khẩu trang; sau khi đi vệ sinh; sau khi ho, hắt hơi; sau khi tiếp xúc với động vật hoặc chất thải động vật, súc miệng với nước muối ấm ít nhất 2 lần/ngày

Ăn chín, uống sôi, ăn đồ ăn đảm bảo chất lượng vệ sinh. Tập thể dục trong nhà để tăng cường sức khỏe, giảm béo. Tự theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình, nếu có biểu hiện bất thường như: ho nhiều, sốt, khạc đờm nhiều, mệt mỏi, đau tức ngực, khó thở,... thì báo ngay với cơ quan chức năng để có các biện pháp theo dõi và cách ly tiếp theo.

Cập nhật tình hình dịch và các cách phòng dịch cụ thể trên trang web chính thống về dịch bệnh. 

Bác sĩ Tuấn cho biết mình là bác sĩ nên việc phòng bệnh thì không đáng lo và mọi người không nên quá hoang mang. Hiện tại, Tuấn tự xác định mình là đối tượng F2 cách ly tại nhà, tự theo dõi sức khỏe.

Hàng ngày, Tuấn cho biết chính quyền vẫn gửi nhu yếu phẩm vào. Ngày hôm nay, Tuấn nhận được vitamine C sủi và cam, nước muối sinh lý. Điều này cho thấy chính quyền cực kỳ quan tâm tới cuộc sống của người dân.

Khánh Chi

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !