Khoảng một vạn trẻ bị ảnh hưởng vì sữa Danlait kém chất lượng?

"Theo ước tính, chỉ trong 2 năm tồn tại trên thị trường, đã có khoảng 10 nghìn trẻ nhỏ bị ảnh hưởng sức khỏe vì sử dụng sữa Danlait kém chất lượng", PGS.TS Trần Đáng.
Tranh cãi xung quanh nhãn hiệu Danlait là sữa hay thực phẩm bổ sung vẫn chưa có hồi kết. Nhiều ý kiến tập trung "mổ xẻ" sự bất bình thường trong việc cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm này.

 PGS. TS Trần Đáng - nguyên Cục trưởng Cục an toàn thực phẩm; Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam - chuyên gia hàng đầu, có kinh nghiệm hàng chục năm làm việc trong lĩnh vực an toàn thực phẩm chia sẻ thêm một góc nhìn về sản phẩm này.

Khoảng một vạn trẻ bị ảnh hưởng vì sữa Danlait kém chất lượng? - ảnh 1


Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm mang số hiệu 341/YT - CNTC, do ông Lê Văn Giang - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm ký ngày 17/01/2012, cấp giấy chứng nhận cho Công ty TNHH Mạnh Cầm có ghi: “Thực phẩm bổ sung: Sữa dê Danlait”. Điều này, theo một chuyên gia cấp phép, đã tạo cơ hội cho nhà nhập khẩu lợi dụng để quảng bá sữa, mà đáng ra phải ghi rõ ràng “Thực phẩm bổ sung nhãn hiệu Danlait”.
Có ý kiến cho rằng, vụ sữa dê Danlait có dấu hiệu lừa đảo người tiêu dùng, theo ông đâu là mấu chốt, nguyên nhân dẫn đến vụ việc này?

Tôi kiến nghị với cơ quan quản lý, tại sao lại cho phép công bố: “Thực phẩm bổ sung: Sữa dê Danlait” - gốc của vấn đề là như vậy. Sữa là sữa chứ không có chuyện sữa là thực phẩm bổ sung.

Theo Codex - Ủy ban tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế, tổ chức này đưa ra tiêu chuẩn mà cả thế giới phải noi theo về thực phẩm bổ sung. Trong đó có đề cập, thực phẩm bổ sung là chỉ có bổ sung vitamin và chất khoáng.

Tại sao lại xếp sữa là thực phẩm bổ sung để cho nhà kinh doanh lưu hành sản phẩm sữa kém chất lượng với hàm lượng béo thấp, đạm thấp, thiếu vitamin, thiếu chất khoáng?.

Đặc biệt, sự gian lận của doanh nghiệp còn ở chỗ, đã đăng ký là sản phẩm thực phẩm bổ sung nhưng về lại ghi là sữa. Lợi dụng sữa để bán được dễ hơn và giá cao hơn.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn gian lận bằng cách bán sữa dởm, sữa kém chất lượng. Loại “sữa de Danlait” bán cho người tiêu dùng chỉ đáng đem chăn nuôi và trồng trọt. Không thể dùng cho trẻ em được vì nó không đảm bảo chất lượng. Còn nếu là sữa bột nó phải đảm bảo tiêu chuẩn của sữa bột.

Vì lợi nhuận và chính cơ quan quản lý tạo lỗ hổng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp lợi dụng nên tình trạng gian lận đã diễn ra.

Khoảng một vạn trẻ bị ảnh hưởng vì sữa Danlait kém chất lượng? - ảnh 2


Có thể hiểu, việc cấp phép có dấu hiệu bất bình thường. Thêm vào đó, khi sản phẩm lưu hành trên thị trường cơ quan quản lý không phát hiện được. Chỉ đến khi người tiêu dùng lên tiếng thì cơ quan quản lý mới vào cuộc, kiểm tra. Ông nghĩ gì về điều này?

Cơ quan quản lý cấp phép như vậy là không đúng. Từ cái sai đó để doanh nghiệp gian lận, đổi tên nó thành sữa.

Theo tôi, hiện tượng nói trên ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ em, các cơ quan quản lý vì thế hệ trẻ em, sức khỏe của người tiêu dùng phải có biện pháp xử lý cứng rắn.

Cơ quan quản lý cần vào cuộc, kiểm tra và điều tra xem có bao nhiêu gia đình, trẻ em đã dùng loại sữa nói trên. Trẻ em chỉ cần sử dụng sản phẩm đó trong vòng 1 tháng có thể bị ảnh hưởng tới sức khỏe chứ chưa nói đến thời gian dài.

Khi phát hiện tra những trẻ sử dụng sữa nói trên, cần phải gom những trẻ đó lại, kiểm tra sức khỏe, đánh giá lại sức khỏe. Cơ quan quản lý phải có biện pháp khắc phục những hậu quả mà những đứa trẻ đã phải gánh chịu. Doanh nghiệp phải bồi thường cho người tiêu dùng, cho những đứa trẻ khi chúng đã sử dụng sản phẩm và gánh chịu hậu quả như vậy. Làm được việc đó mới đúng nghĩa là vì sức khỏe, an toàn thực phẩm cho nhân dân.

Nhưng điều đó chỉ được thực hiện ở châu Âu, còn ở Việt Nam thì sao, thưa ông?

Chúng ta đã có cả hai luật là An toàn thực phẩm và Luật bảo vệ Người tiêu dùng.

Đương nhiên, vấn đề an toàn thực phẩm ở Việt Nam còn rất nhiều nguy cơ. Công cụ quản lý - luật pháp không phù hợp. Các văn bản hướng dẫn thực hiện và kiểm soát thực phẩm… chưa phù hợp. Ngay cả khi có 28 định nghĩa trong Luật An toàn thực phẩm, có tới 22 định nghĩa chưa chuẩn. Trong phân công quản lý cũng có nhiều điều không phù hợp. Điều đó thể hiện trong các điều từ 61, 62, 63, 64, 65.

Thực chất, vấn đề chỉ đạo chỉ nên giao cho một bộ. Tất cả những gì ăn vào “mồm” phải giao cho “Bộ Sức khỏe” - tức là Bộ Y tế và chỉ có bộ này mới đánh giá đầy đủ tác động của sản phẩm đối với sức khỏe.

Tuy nhiên, trong Luật An toàn thực phẩm, điều 63 lại giao cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Điều 64 giao cho Bộ Công Thương. Hai bộ này quản lý cơ bản các ngành hàng của thực phẩm. Trong khi đó, Bộ Y tế chỉ quản lý 5 ngành hàng phụ, không phải là thực phẩm chính. Cụ thể như phụ gia thực phẩm, nước uống đóng chai, nước uống thiên nhiên, thực phẩm chức năng.

Theo ông, có khoảng bao nhiêu trẻ em đã bị ảnh hưởng? Dường như cơ quan chức năng đang xử lý rất chậm, thậm chí còn có dấu hiệu bao che cho cái sai của mình và doanh nghiệp, ông nghĩ gì điều này?

Theo ước tính, chỉ trong 2 năm tồn tại trên thị trường, đã có khoảng 10 nghìn trẻ nhỏ bị ảnh hưởng sức khỏe vì sử dụng sữa Danlait kém chất lượng.

Lẽ ra phải kịp thời đi kiểm tra sức khỏe cho tất cả những trẻ em đã sử dụng sữa Danlait. Những trẻ em đó có bị ảnh hưởng gì không? Việc điều tra, đánh giá song phải đề nghị doanh nghiệp đền bù cho người tiêu dùng có trẻ em đã dùng sản phẩm đó. Tiếp đến là ứng với tội danh như thế nào phải xử lý mạnh tay, kịp thời doanh nghiệp.

Tôi nghĩ rằng, việc xử lý chậm có khi lại để đi vào “lãng quên”. Điều đó cũng là đặc điểm của đội ngũ công chức Việt Nam. Để lâu thì “quên” và khi chẳng ai nhắc nhở sẽ chỉ làm qua loa, phê bình, tự phê bình một lúc rồi sẽ xong.

Xin cảm ơn ông!
K.A.Y

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Đang cập nhật dữ liệu !