Khảo sát toàn cầu: Ngày càng nhiều người ghét Trung Quốc

Người Mỹ và người Trung Quốc đang “dòm ngó” và “canh chừng” lẫn nhau, bởi họ đang nhìn thấy sự hoán đổi vị trí của hai quốc gia, khi mà Trung Quốc trở thành một cường quốc kinh tế và chính trị hàng đầu, đứng sát ngay sau lưng nước Mỹ.

Một cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew có trụ sở tại Washington với sự tham gia của 38.000 người ở 39 quốc gia đã được công bố vào ngày 18/7, chỉ ra rằng khá nhiều đất nước đã cho rằng Trung Quốc đã thay thế vị trí của Mỹ để trở thành siêu cường hàng đầu thế giới.

Cuộc khảo sát của Pew là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự tác động mạnh mẽ của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc lên toàn cầu trong 3 thập kỷ qua và những va vấp kinh tế Mỹ năm 2008 đã đem đến nhận thức sắp xếp lại vị trí của quốc gia đông dân nhất thế giới  và quốc gia có nền kinh tế lớn nhất.

"Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc đang gia tăng, và nhiều người nghĩ rằng cuối cùng nước này sẽ thay thế Mỹ trở thành siêu cường thống trị thế giới", báo cáo của Pew kết luận.

Khảo sát toàn cầu: Ngày càng nhiều người ghét Trung Quốc - ảnh 1
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đi dạo quanh khu nghỉ dưỡng cao cấp Sunnylands tại Retreat Annenberg, California trước khi bắt đầu ngày hội đàm thứ 2 hồi tháng 6/2013

Các dữ liệu mới cho thấy, số người Mỹ tin rằng đất nước của họ sẽ tiếp tục giữ vị trí trên cả Trung Quốc chỉ còn có 47%, ít hơn con số 54% trong năm 2008. Ngược lại, 2/3 người Trung Quốc được hỏi tin rằng quốc gia của họ đã vượt Mỹ hoặc cuối cùng sẽ làm được việc đó, và 56% tin rằng Trung Quốc xứng đáng được tôn trọng hơn.

Số liệu cũng cho thấy sự nghi ngờ sâu sắc lẫn nhau giữa hai quốc gia. Chỉ có 37% người Mỹ thấy thoải mái về Trung Quốc, tương tự như 40% người Trung Quốc giữ quan điểm tích cực đối với Hoa Kỳ, con số này đã giảm nhiều kể từ cuộc khảo sát của Pew trong năm 2008.

Dưới 1/3 số người Trung Quốc được khảo sát mô tả mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia là giao bang thân thiện, giảm mạnh so với con số 68% của lần khảo sát trước. Nó cũng chỉ ra rằng người Trung Quốc đã nghĩ khác về Tổng thống Mỹ Barack Obama, trong khi ở thời điểm ông nhậm chức nhiệm kỳ I, họ đã dành cho ông thứ thiện cảm lớn.

23% người Trung Quốc được hỏi mô tả mối quan hệ giữa hai nước như là kẻ thù. Pew cho biết Trung Quốc là quốc gia duy nhất không có liên quan đến Hồi giáo có đến một nửa dân số, 54%, giữ ý kiến ​​không thoải mái với người Mỹ.

Tuy nhiên, Trung Quốc còn phải suy nghĩ nhiều về danh tiếng của mình, các chương trình khảo sát cho thấy. Mỹ nhận được 63% sự đánh giá thuận lợi trên toàn thế giới, và họ thường xuyên được các quốc gia khác xem là một đối tác hơn là Trung Quốc – đất nước chỉ nhận được không đến một nửa số phiếu ủng hộ.

Hình ảnh có vẻ đẹp nhất của Trung Quốc trong mắt bạn bè thế giới đến từ lĩnh vực khoa học – công nghệ. Nó giống như là “thứ quyền lực mềm” có ảnh hưởng tích cực đến con mắt nhìn của các quốc gia khác đối với Trung Quốc, tốt hơn so với Mỹ. “Khoa học và công nghệ là quyền lực mềm nổi tiếng nhất của Trung Quốc”, báo cáo của Pew kết luận, đặc biệt là ở khu vực châu Phi và Mỹ Latinh. Khoảng 59% người châu Phi đánh giá cao phương pháp kinh doanh của Trung Quốc.

Những thành tựu khoa học và công nghệ không hẳn giúp Trung Quốc cải thiện được hình ảnh. Pew chỉ ra một sự chán ghét rộng rãi đối với các chính sách quân sự và dân sự của Trung Quốc, và rất ít người quan tâm đến xuất khẩu văn hóa của họ.

Một số quốc gia ghét Trung Quốc đến mức 95% trong số họ khẳng định Trung Quốc không bao giờ có thể trở thành siêu cường thống trị thế giới, đó chính là Nhật Bản. Chỉ số này có ảnh hưởng nhất định từ sau sự căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản về tranh chấp lãnh thổ trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đức cũng có cái nhìn ít tích cực về Trung Quốc, mặc dù họ xuất khẩu mạnh mẽ vào đất nước này.

Các quốc gia ủng hộ Bắc Kinh mạnh mẽ nhất bao gồm Malaysia, Pakistan, Kenya, Senegal và Nigeria, cùng với Venezuela, Brazil và Chile. Trong nhóm Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ, Trung Quốc được coi là một đối tác. Còn lại, hầu hết các nước khác xem Trung Quốc không phải là một đối tác cũng không phải là kẻ thù.

Mặc dù Trung Quốc đã là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, nhiều công dân ở các quốc gia khác vẫn xem Mỹ là đồng minh thân cận của mình, bao gồm cả Anh và Đức. Những quốc gia ở gần Trung Quốc hơn, bao gồm cả Nhật Bản và Hàn Quốc, nói rằng Hoa Kỳ vẫn là “số 1 thế giới” và ngày càng gia tăng sự nghi ngờ về tham vọng quân sự của Bắc Kinh.

“Một trong những thách thức lớn của Trung Quốc là ảnh hưởng toàn cầu của họ rất ít”, chỉ có 11/39 quốc gia được khảo sát “tin rằng chính phủ Trung Quốc tôn trọng quyền tự do cá nhân của người dân”, khảo sát của Pew chỉ rõ.

Minh Anh

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !