Khám phá bí mật máy bay không người lái "XianLong" Trung Quốc

Nhằm đuổi kịp Mỹ, Trung Quốc đang tích cực đầu tư phát triển thế hệ các phương tiện bay không người lái tầm cao cao với thời gian bay dài, có thể mang vũ khí, được đặt tên là Xianlong (Rồng bay).
Theo đuổi tham vọng đẩy lùi lực lượng quân sự Mỹ khỏi vùng nước Biển Đông, thập kỷ qua Trung Quốc nỗ lực phát triển các phương tiện chiến tranh, hỗ trợ cho chiến lược "phòng thủ ngoài khơi xa" có nội dung sử dụng tên lửa hành trình, đạn đạo như công cụ răn đe, nhăn chặn chống tiếp cận A2/AD, đẩy lùi tàu sân bay Mỹ ra khỏi eo biển Malacca. Một trong những phương tiện tối tân đó là các máy bay không người lái tầm cao.

Hình ảnh của chiếc máy bay đầu tiên của thế hệ UAV, bề ngoài tương tự như RQ-4 Global Hawk của Mỹ, lần đầu tiên xuất hiện trên các diễn đàn internet của Trung Quốc vào cuối năm 2009. Đầu tháng bảy 2011 Trung Quốc công bố các bức ảnh của một UAV khác hoạt động ở tầm cao. Các chuyên gia quân sự cho rằng cả hai thiết bị, ngoài trinh sát, và sẽ được sử dụng để dẫn đường và chỉ thị mục tiêu cho tên lửa đạn đạo DF-21D.

Khám phá bí mật máy bay không người lái

Nguyên mẫu UAV XianLong

Lần đầu tiên thông tin đại chúng biết  Trung Quốc đang phát triển dự án máy bay không người lái tầm cao có khả năng hoạt động trên không với thời gian dài là vào năm 2006, khi công ty chế tạo máy bay Trung Quốc Chengdu Aircraft Corporation (CAC) công bố các bức ảnh của mô hình máy bay Xianlong («Soaring Dragon"). 

UAV “ Rồng bay”  bề ngoài có hình dáng tương tự như RQ-4 Global Hawk của Mỹ - một động cơ phản lực, sải cánh dài, cánh đuôi xiên, hình dạng tổng thể của thân máy bay cũng tương tự, có đôi chút cải biến phía đầu mũi.

Những đợt thử nghiệm chạy đà trên đường băng cất cánh của nguyên mẫu UAV Trung Quốc thực hiện vào tháng 1 năm 2008, chuyến bay thử đầu tiên vào khoảng nửa đầu năm 2009. Khi đó mới xuất hiện những bức ảnh ban đầu nguyên mẫu Xianlong đang được tiến hành thử nghiệm. Không khó để đoán được rằng, UAV được chế tạo theo công nghệ stealth và sẽ được sử dụng để tiến hành các hoạt động trinh sát trên trần bay cao. Những thông số tính năng kỹ chiến thuật của “Rồng bay” trong một khoảng thời gian rất dài được giữ bí mật.

Sau một thời gian, tập đoàn chế tạo máy bay Chengdu CAC đã thông báo một số tính năng kỹ thuật của UAV. Các thông số chung: dài 14,3 m, cao 5,4 m, sải cánh 25, có khả năng tăng tốc đến 750km/h và tiến hành các chuyến bay trên khoảng cách đến 7000 km. Tải trọng cất cánh là 7.500 kg, tải trọng hữu dụng là 650 kg.

UAV dự kiến được trang bị radar trinh sát tầm xa, có khả năng phát hiện các mục tiêu trên khoảng cách 550 km. Trần bay của máy bay không người lái Trung Quốc lên đến 18,3 km. Theo thông báo,  Xianlong không có hệ thống dẫn đường vệ tinh. Cho đến nay, Xialong UAV đã phát triển ở mức độ nào, chưa hề có thông tin bổ xung.

Để so sánh, máy bay không người lái Mỹ UAV RQ-4 Global Hawk có chiều dài là 13,5 m, chiều cao 4,62 m và sải cánh 35,4 m là có khả năng tăng tốc độ lên đến 800 km/h dự trữ hành trình chuyến bay lên đến 24,9 nghìn km. Khoảng thời gian máy bay hoạt động liên tục trong không gian là 36 giờ. RQ-4 là có thể bay ở độ cao lên đến 19,8 nghìn mét. Global Hawk được trang bị các thiết bị điện tử hiện đại như, hệ thống các sensors cảm biến có độ nhạy và độ chính xác rất cao. Hệ thống trang thiết bị tác chiến điện tử, hệ thống truyền tiếp và khuếch đại tín hiệu thu nhận được, các thiết bị trinh sát điện tử. Máy bay được trang bị hệ thống điều khiển, dẫn đường và định vị vệ tinh. Từ đó các phi công điều khiển máy bay có thể tác chiến ở rất xa vị trị đang hoạt động của UAV.

Tháng 4 năm 2011 trên mạng Internet xuất hiện các bức ảnh của máy bay không người lái tầm cao mới Trung Quốc, chụp ở cơ sở thử nghiệm CAC. Theo hình dáng bên ngoài và cấu trúc thiết kế, UAV này khác hoàn toàn so với Xianlong, cùng với việc công bố những bức ảnh trên Internet, các định danh bắt đầu lộn xộn.

Một số nguồn tin gọi là UAV Xianlong kiểu mới, nguồn tin khác cho rằng nó là một trong các nguyên mẫu cải tiến của lớp máy bay UAV Xianlong, và nguồn tin khác nữa tuyên bố - đó là mẫu phát triển mới nhất của máy bay UAV. Hiện chưa xác định chính xác nguồn thông tin, do nguyên mẫu mới vẫn được Bộ quốc phòng Trung quốc giữ bí mật.

So với  Xianlong "ban đầu», đã thực hiện bay đầu tiên vào năm 2009, máy bay không người lái mẫu mới có những điểm giống nhau là khoang thân máy bay, nơi chứa động cơ phản lực, và những đường nét bên ngoài của thiết kế thân máy bay.

Còn lại, các bộ phận khác hoàn toàn không giống nhau. Đặc biệt, máy bay có đôi cánh dài và hẹp dạng chữ V với các đầu cánh kiểu Boeing 767-300ER. Cánh đuôi ngàng phía sau có hình dạng chữ V ngược, đầu cánh gập xuống được kết nối với cánh trước. Đuôi máy bay tương tự như máy bay Xianlong.

Khám phá bí mật máy bay không người lái

Giải pháp thiết kế này được gọi là giải pháp “Cánh đóng” “ Closed_wing”, lần đầu tiên được thực hiên trên các máy bay Bleriot III và Bleriot IV vào năm 1906. Giải pháp Closed-Wing cho có được diện tích cánh rộng với khối lượng máy bay nhỏ, tăng cao giới hạn rung của máy bay, tăng cao hơn tầm bay xa của máy bay, trọng tải hữu ích và khả năng điều khiển máy bay trên độ cao lớn.

Như vậy, so với nguyên mẫu đầu tiên của Xianlong, dự án tiếp theo là sự hoàn thiện của nguyên mẫu đầu tiên, mặc du chưa có tên gọi chính xác cho nguyên mẫu hoàn thiện, nhưng máy bay đã được lắp đặt hệ thống định vị vệ tinh và đạo hàng quán tính để điều khiển bay.

Theo các nguồn thông tin khác nhau, máy bay không người lái mới có kích thước tương tự như UAV của Mỹ General Atomics Avenger, hiện đang được phát triển theo yêu cầu  của Lực lượng Lục quân, Không quân và Hải quân Mỹ.

Máy bay không người lái Mỹ được chế tạo có sử dụng công nghệ tàng hình. Chiều dài 12,5 mét và sải cánh 20,1 m, UAV có khả năng đạt tốc độ 760 km/giờ và hoạt động trên không trung trong 20 giờ bay liên tục. Độ cao trung bình của phương tiện bay là 18,3 nghìn mét. Máy bay không người lái Mỹ được trang bị tên lửa "không-đối-đất » Hellfire, bom có điều khiển Paveway II và JDAM.

Các máy bay không người lái tương lai của Trung Quốc thuộc lớp Xianlong có mang trên trên thân (onboard) vũ khí hay không, cho đến nay vẫn chưa có thông tin chính xác. Các chuyên gia quân sự nước ngoài nhận xét, UAV Trung Quốc sẽ không mang vũ khí. Khả năng cao nhất là PLA sẽ sử dụng UAV với thời gian hoạt động trên không trung dài nhằm mục đích trinh sát và dẫn đường, chỉ thị mục tiêu cho tên lửa đạn đạo DF-21D, được các phương tiện thông tin đại chúng Trung Quốc gọi là sát thủ tầu sân bay.

Đầu năm 2011 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Gates nêu rõ, những quan ngại của Lầu năm góc có nguyên nhân trực tiếp từ các tên lửa đạn đạo DF-21D và máy bay tiêm kích tàng hình của Trung Quốc J-20.

Khám phá bí mật máy bay không người lái

 Theo một số những đánh giá của các chuyên gia, tên lửa DF-21D được triển khai tại căn cứ quân sự Shaguan, có thể bao trùm đến 70% vùng nước của Biển Đông, chỉ để lại cho kẻ thù tiềm năng một vùng nước rất nhỏ để cơ động, 30% vùng nước còn lại được kiểm soát bởi các tầu sân bay sẽ phát triển trong tương lai, một trong những chiếc tầu sân bay đó đã được đưa vào biên chế trong Hải Quân và huấn luyện thử nghiệm là tầu Liêu Ninh (Varyag).  

Như vậy rõ ràng trong chiến lược quân sự của Trung Quốc, các UAV hoàn toàn không nằm ở vị trí cuối cùng. Cho đến giai đoạn ngày nay, Trung Quốc đã phát triển và đưa vào biên chế gần 30 máy bay UAV các loại, bao gồm các UAV công kích ASN-229A, WJ-600, CH-3, Yilong và trinh sát ChangKong-1 (bản sao chép của Liên xô La-17), Dufeng II, ASN-206, WZ-5 (bản sao chép của AQM-34N Firebee – Mỹ ) và WZ-2000.

Có thể nhận thấy rõ ràng, mỗi năm, binh chủng máy bay không người lái UAV lại có thêm những giá trị quan trọng trong thực tế ứng dụng trên chiến trường, cho phép các bên tham chiến có khả năng tiêu diệt số lượng mục tiêu cao nhất của đối phương, giảm tổn thất về sinh lực và giảm thiểu trường hợp đưa phi công vào vùng nguy hiểm. Do đó, với tham vọng ngày càng tăng của đại lục, những UAV “Rồng bay” sẽ càng ngày càng tăng lên nhanh chóng với số lượng càng lớn hơn và khả năng ứng dụng càng đa dạng hơn nữa.

 Sự xuất hiện những công trình bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng căn cứ quân sự có đường băng đòi hỏi một số lượng UAV tầm cao của Trung Quốc tăng mạnh, ngấm ngầm đe dọa chiến tranh và xung đột không chủ ý. Đây cũng là phương tiện rất hiệu quả cho việc thành lâp ADIZ Biển Đông, khống chế khu vực và phi pháp sử dụng tài nguyên khoáng sản trên và dưới biển. Một bước tiếp theo cho những đòi hỏi chủ quyền phi pháp đối với các nước láng giềng tạo ra nguy cơ xung đột kéo dài.

Trịnh Thái Bằng

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !