Kết quả kiểm tra giá điện: Tính đủ thì giá điện phải tăng 9,26%

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về phương án tăng giá điện theo Nghị quyết số 30/NQ-CP.

Bộ Công Thương cho biết, tính toán trên thông số đầu vào như giá than, khí, thuế bảo vệ môi trường đối với than, chênh lệch tỷ giá… cho thấy chi phí mua điện năm 2019 tăng khoảng 20.900 tỉ đồng. Như vậy, giá điện bình quân năm 2019 là 1.864,44 đồng/kWh, tương ứng tỉ lệ tăng giá so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành là 8,36%.

Ảnh minh họa

Cũng theo Bộ Công Thương, phương án tăng giá bán lẻ điện bình quân đã thực hiện chưa bao gồm khoản chênh lệch tỉ giá thực hiện hợp đồng mua bán điện dự kiến năm 2018. Do đó nếu tính thêm thì giá bán sẽ là khoảng 1.879,90 đồng/kWh, tăng tương ứng 9,26%.

Do vậy Bộ Công Thương cho biết thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ đã ban hành quyết định 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 về điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện.

Công tác ghi chỉ số công tơ, tính tiền điện đúng quy trình

Bộ Công Thương cho biết, theo kết quả kiểm tra hoat động niêm yết công khai giá, ghi chỉ số công tơ, chốt chỉ số, tính tiền điện, thanh toán tiền điện cho thấy, các đơn vị đã thực hiện theo đúng quy trình kinh doanh của EVN, tuân thủ theo Nghị định số 137/2013/NĐ-CP của Chính phủ về ghi chỉ số công tơ, thanh toán tiền điện.

Hóa đơn tiền điện của nhiều khách hàng sinh hoạt trong tháng 4/2019 tăng là do 3 nguyên nhân: sản lượng điện tiêu thụ của khách hàng tăng do thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao; tác động của việc điều chỉnh tăng giá điện 8,36%; kỳ ghi chỉ số công tơ của tháng 4 là 31 ngày, dài hơn 3 ngày so với kỳ ghi chỉ số công tơ của tháng 3/2019.

Theo thống kê của EVN từ số liệu phần mềm quản lý chăm sóc khách hàng, từ 20/3 đến 4/5, toàn Tập đoàn đã tiếp nhận và giải quyết hơn 71.500 yêu cầu của khách hàng liên quan đến hóa đơn tiền điện; trong đó có hơn 14.500 kiến nghị thắc mắc về chỉ số công tơ, hóa đơn tiền điện.

"Kiểm tra cho thấy, các thắc mắc đã được trả lời 100%, các khách hàng đều hài lòng, đồng ý với kết quả. Số liệu thống kê tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cho thấy, mặc dù sản lượng điện và số lượng khách hàng sử dụng điện ở bậc thang cao (trên 200 kWh/tháng) cao hơn bình quân cả nước và hóa đơn tiền điện cao hơn nhưng số lượng kiến nghị ít hơn nhiều so với các khách hàng ở các tỉnh, thành phố còn lại (Trong số hơn 14.500 kiến nghị, Hà Nội là hơn 66, TP. Hồ Chí Minh là 714)", báo cáo nêu.

Bộ Công Thương cho biết, số lượng các khách hàng có địa chỉ cụ thể thắc mắc trên các phương tiện thông tin không nhiều và đều đã được giải đáp đầy đủ.

Vì vậy, Bộ kiến nghị, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông có các biện pháp chấn chỉnh hoặc xử lý những cá nhân cố tình xuyên tác, đưa thông tin không đầy đủ, khách quan về đợt điều chỉnh giá điện vừa qua nhằm kích động, gây rối trật tự, an toàn xã hội.

Giá điện vẫn thấp hơn 8 nước Đông Nam Á

Theo báo cáo từ Bộ Công Thương, so sánh giá điện với các nước Đông Nam Á, sau khi điều chỉnh giá điện ngày 20/3/2019, mức giá bán lẻ điện bình quân của Việt Nam bằng 66% giá điện bình quân 8 nước Đông Nam Á và bằng 37% của Cambodia và 78% giá điện của Lào.

Về biểu giá điện bậc thang, Bộ Công Thương cho rằng, điện năng là một hàng hóa đặc biệt, việc sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, việc lưu trữ điện năng rất đắt và tốn kém. Khi huy động các nhà máy điện phát điện, về nguyên tắc ngành điện sẽ huy động các nhà máy điện có giá rẻ phát trước rồi đến nhà máy đắt. 

"Vì đặc điểm này, nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, hiện nay nhiều nước trên thế giới cả các nước tiên tiến như Nhật, Hàn Quốc hay các nước trên thế giới hay các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines… đều áp dụng giá điện sinh hoạt bậc thang và giá điện theo bậc thang sau cũng cao hơn so với bậc thang đầu tương tự như Việt Nam”, Bộ Công Thương cho hay.

Ví dụ tại một số nước như Hàn Quốc, bên cạnh giá cố định khách hàng phải trả hàng tháng, khách hàng còn phải trả thêm giá biến đổi với 3 bậc tăng dần với bậc 1 là 93,3won/kWh, bậc cao nhất (mức tiêu thụ trên 400kWh/tháng) là 280won/kWh, cao gấp 3 lần bậc 1.

Hay tại Lào, giá điện sinh hoạt có 3 bậc tăng dần từ 4,2cent/kWh lên 12,1 cent/kWh cho giá bậc cao nhất, cao gấp 2,88 lần so với bậc 1…

Bộ Công Thương cho biết, Bộ nghiên cứu, lấy ý kiến rộng rãi về các phương án giá điện bậc thang và khi tính tới đảm bảo an sinh xã hội, khuyến khích sử dụng tiết kiệm năng lượng, phương án này hiện vẫn đang là phương án được nhiều người chấp nhận hơn cả.

Theo Bộ Công Thương, thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo EVN thống kê chi tiết thực tế sử dụng điện của các khách hàng sinh hoạt trên cả nước để nghiên cứu, đề xuất biểu giá bán lẻ điện phù hợp với đại bộ phận khách hàng sử đụng điện trên cả nước; đồng thời khuyến khích sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm.

Ngoài ra, Bộ Công Thương với chức năng quản lý nhà nước về ngành điện sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu biểu giá điện bậc thang đối với các khách hàng điện sinh hoạt hướng tới mục tiêu giảm bù chéo giữa các hộ tiêu thụ…

Diệu Thùy
Từ khóa: kiểm tra giá điện báo cáo kết quả kiểm tra giá điện EVN tăng giá điện nguyên nhân Bộ Công Thương tiền điện tăng

Vinamilk vững vị thế trong các BXH doanh nghiệp niêm yết hàng đầu

Năm 2023 đánh dấu cột mốc 20 năm Vinamilk cổ phần hóa. Qua 2 thập niên, “ông lớn” ngành sữa đã chứng minh được tính hiệu quả của mô hình sản xuất, kinh doanh cũng như năng lực quản trị ổn định trước những biến chuyển của thị trường.

VietinBank đón tân sinh viên với chiến dịch Pack2School

Từ ngày 25/8/2023, chiến dịch “Pack2School: Chọn hành trang, sẵn sàng tựu trường” của VietinBank đã lan tỏa khắp các trường học, mang tới nhiều ưu đãi hấp dẫn cho các bạn HSSV.

Những giải pháp quản trị tài chính dễ dàng cho doanh nghiệp

Kể từ ngày 1/9/2023, VietinBank triển khai Chương trình “Trải nghiệm tiện ích - Yêu thích dài lâu” cùng các ưu đãi hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cách doanh nghiệp sữa tiếp cận bài toán xuất khẩu ‘xanh’

Để không bị loại khỏi “cuộc chơi” bởi các tiêu chuẩn ngày càng cao do các thị trường nhập khẩu đặt ra, các doanh nghiệp Việt cần thay đổi tư duy, cách làm, quan tâm hơn tới “tính xanh” của chuỗi cung ứng để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường

Vinamilk đứng thứ 5 trong top 10 thương hiệu sữa bền vững nhất toàn cầu

Brand Finance vừa công bố Vinamilk đứng thứ 5 trong Top 10 “Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu 2023”. Đặc biệt, điểm nhận thức về tính bền vững của Vinamilk đạt cao nhất trong bảng xếp hạng.

Bí quyết giúp Vinamilk duy trì sức hấp dẫn trên thị trường tuyển dụng

Nhiều năm liên tiếp đạt danh hiệu Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, Vinamilk tiếp tục được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2023. Điều gì giúp doanh nghiệp 47 năm tuổi duy trì sức hút với người lao động qua nhiều thế hệ, đặc biệt là Gen Z?

Agribank dành gần 2 tỷ đồng tặng tân sinh viên 2023

Agribank triển khai chương trình khuyến mại “Agribank đồng hành cùng tân sinh viên năm 2023” với tổng giá trị giải thưởng lên đến 1,833 tỷ đồng.

Agribank dành hơn 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất

Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đồng thời thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Agribank dành hơn 60.000 tỷ đồng triển khai đồng bộ nhiều chương trình tín dụng ưu đãi.

Agribank duy trì vị trí Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam

Agribank đứng vị trí thứ 6 trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023, theo Brand Finance.

Agribank dành 10.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nhằm tiếp tục đồng hành và phát triển cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Agribank dành 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng SME với lãi suất hấp dẫn.