Kết quả bất ngờ của cuộc trò chuyện giữa TT Erdogan và TT Putin về Syria

Sau một cuộc trao đổi kéo dài nhiều giờ đồng hồ, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã nhất trí rằng: Quân cảnh Nga và binh lính Syria sẽ có mặt ở đông bắc Syria, nằm ngoài "vùng an toàn" của Thổ Nhĩ Kỳ.

Cuộc trò chuyện giữa ông Putin và ông Erdogan đã kéo dài gần 7 giờ đồng hồ tại Sochi (Nga), và tập trung chủ yếu vào tình hình ở Syria, đặc biệt là tại khu vực đông bắc này khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang thực hiện chiến dịch quân sự tại đây.

Tổng thống Putin và Tổng thống Erdogan đã có gần 7 giờ đồng hồ trò chuyện về tình hình Syria.

Mở đầu cuộc trò chuyện, ông Putin cho biết Moscow hiểu rõ những lý do đằng sau việc Thổ Nhĩ Kỳ tiến quân vào Syria, song ông nhấn mạnh rằng hành động này nhất định không được tạo điều kiện cho quân khủng bố và rằng sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria phải được tôn trọng. Sau cùng, Syria phải được giải phóng trước “mọi sự hiện diện quân sự bất hợp pháp của nước ngoài”.

Tổng thống hai nước nhất trí rằng lực lượng vũ trang người Kurd, mục tiêu chính của chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, phải rút lui ra khu vực cách biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ ít nhất là 30km. Trong khi đó, binh lính Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục hoạt động trong một khu vực có giới hạn ở lãnh thổ Syria, cách biên giới 32km.

Đường biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thuộc sự kiểm soát của quân cảnh Syria với sự trợ giúp của Nga. Cùng lúc đó, những khu vực nằm xung quanh những nơi bị ảnh hưởng bởi chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được tuần tra bởi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và quân cảnh Nga.

Một vấn đề đáng chú ý nữa đã được Tổng thống hai nước nhắc đến đó là việc giam giữ và kiểm soát những phần tử IS bị bắt ở các nhà tù và trại ở phía bắc Syria. Ông Putin cho biết sự hỗn loạn do chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ gây ra nhất định không được tạo điều kiện để các phần tử này rút lui.

“Điều quan trọng là những thành viên của các tổ chức khủng bố, trong đó có IS, hiện đang bị các lực lượng vũ trang người Kurd giam giữ, không có cơ hội để lợi dụng hành động của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ để trốn thoát”, ông Putin nhấn mạnh.

Cả Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đều nhắc lại tầm quan trọng của hiệp ước Adana năm 1998, một thỏa thuận an ninh được Syria và Thổ Nhĩ Kỳ ký kết. Nội dung của nó bao gồm việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được phép tiến hành các hoạt động quân sự xuyên biên giới Syria, trong khi Damascus cam kết không chứa chấp thành viên của Đảng Lao động Kurdistan (PKK), một tổ chức mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố.

Mặc dù quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã bị gián đoạn kể từ khi chiến tranh bùng nổ, hiệp ước này chưa bao giờ bị hai bên bác bỏ và giờ đây Moscow ngỏ ý ủng hộ hiệp ước được thực thi “vào tình hình hiện nay”.

Binh lính Mỹ rút quân khỏi Syria bị lực lượng người Kurd chỉ trích thậm tệ.

Trong nhiều thập kỷ qua PKK đã thực hiện nhiều vụ tấn công vào Thổ Nhĩ Kỳ và mong muốn thành lập một nhà nước độc lập dành cho người Kurd. Ankara đã cáo buộc lực lượng người Kurd ở Syria có mối quan hệ mật thiết với PKK. Mặc dù một số nhóm vũ trang người Kurd đã dùng phù hiệu và cờ của PKK, song mức độ liên quan của lực lượng người Kurd với tổ chức này vẫn chưa thể được xác định rõ ràng.

Theo phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov, Tổng thống Putin đã có cuộc trao đổi với Tổng thống Syria Bashar al-Assad sau khi cuộc gặp mặt kết thúc. Ông Assad đã ủng hộ kết luận sau cuộc gặp mặt, và rằng lực lượng an ninh biên giới Syria sẵn sàng hợp tác với quân cảnh Nga.

Vào ngày 9/10, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và các lực lượng vũ trang thân Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành chiến dịch quân sự ở miền bắc Syria. Chiến dịch này chủ yếu nhằm vào lực lượng người Kurd, nhưng người mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là các phần tử khủng bố. Hoạt động này diễn ra chỉ hai ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút quân khỏi vùng đông bắc Syria.

Tuần trước, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã nhất trí một lệnh ngừng bắn kéo dài 5 ngày trong khu vực, tuy nhiên nó đã hết hiệu lực vào tối ngày 22/10. Lệnh ngừng bắn này là nhằm cho phép lực lượng người Kurd rút lui và thiết lập vùng an toàn ở Syria mà Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn.

Trước đó, ông Erdogan cho biết ông sẵn sàng bắt đầu lại chiến dịch quân sự nếu Mỹ không giữ lời hứa của mình. Moscow đã nhiều lần yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế, đồng thời kêu gọi nước này không được có những bước đi nhằm cản trở việc giải quyết xung đột ở Syria.

Anh Tuấn (lược dịch)
Từ khóa: Thổ Nhĩ Kỳ Nga Syria thảo luận khủng bố người Kurd Vladimir Putin Recep Tayyip Erdogan an ninh Bashar al-Assad

Giám đốc nhà tang lễ giấu hàng chục thi thể không hỏa thiêu dù đã nhận tiền

MỸ - Một Giám đốc nhà tang lễ đang đối mặt bản án kéo dài 12 năm vì giấu hàng chục thi thể không hỏa thiêu, dù đã nhận tiền của khách hàng.

Trung Quốc đưa nhà du hành dân sự đầu tiên vào vũ trụ

Ngày mai (30/5), Trung Quốc sẽ đưa nhà du hành dân sự đầu tiên của nước này vào vũ trụ. Giáo sư Gui Haichao là một trong số 3 thành viên phi hành đoàn sẽ bay tới trạm vũ trụ Thiên Cung.

'Kẻ phản bội nước Mỹ' Edward Snowden và vụ rò rỉ tài liệu mật gây chấn động

Edward Snowden, cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), là người đã tiết lộ những thông tin gây chấn động về chương trình do thám toàn cầu của chính phủ Mỹ.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tái đắc cử nhiệm kỳ 3

Ủy ban bầu cử tối cao Thổ Nhĩ Kỳ thông báo, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã đắc cử nhiệm kỳ 3 sau khi đánh bại đối thủ Kemal Kilicdaroglu trong cuộc bỏ phiếu vòng hai đầy kịch tính.

Nơi cô dâu chú rể không được cười, giữ khuôn mặt đưa đám suốt lễ cưới

Thay vì nở nụ cười hạnh phúc, cô dâu và chú rể ở một số nơi sẽ không được phép cười để thể hiện sự nghiêm túc trước hôn nhân.

Nước ở kênh đào bất ngờ đổi màu lạ, cảnh sát Italia mở cuộc điều tra

Cảnh sát Italia đã mở cuộc điều tra sau khi nước trên kênh đào Grand, đoạn gần cầu Rialto ở thành phố Venice, bất ngờ chuyển sang màu xanh lá vào sáng 28/5.

Ông Biden kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua thỏa thuận nâng trần nợ công

Thỏa thuận nâng trần nợ công của Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đang vấp phải sự phản đối từ các nghị sĩ hai đảng Cộng hòa và Dân chủ.

Philippines điều động hàng nghìn nhân sự, sẵn sàng đối phó siêu bão

Theo Cơ quan Khí tượng Philippines, nhiều khu vực thuộc miền bắc đảo Luzon của nước này sẽ xuất hiện các hiện tượng mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất do siêu bão Mawar.

Quan chức cho hút hơn 2 triệu lít nước để tìm điện thoại bị đình chỉ công tác

ẤN ĐỘ - Vị quan chức cho hút hàng triệu lít nước trong hồ chứa để tìm lại chiếc điện thoại đánh rơi ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị đình chỉ công tác.

Mỹ đạt được thỏa thuận sơ bộ tránh vỡ nợ

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đã đạt được 'thỏa thuận về nguyên tắc' để tăng trần nợ công, chấm dứt thế bế tắc kéo dài nhiều tháng qua.

Đang cập nhật dữ liệu !