'Kẻ thù chung' của quân đội Mỹ, Trung ở Djibouti

Sự lây lan nhanh chóng của dịch Covid-19 tại Djibouti khiến quân đội Mỹ - Trung cùng phải cảnh giác đồng thời thắt chặt biện pháp kiểm soát tại các căn cứ quân sự.

Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), các cơ sở quân sự có quân đội Mỹ hoạt động ở Djibouti đã triển khai những biện pháp “phòng ngừa” sức khỏe cộng đồng khẩn cấp vào ngày 23/4. Trong khi đó, Trung Quốc cũng cho tăng cường các biện pháp đề phòng tại căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài.

Vào năm 2016, quá trình đàm phán giữa Trung Quốc với Djibouti về việc để hải quân Trung Quốc thành lập căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên tại quốc gia sừng châu Phi đã kết thúc thành công.

Tới ngày 11/7/2017, hải quân Trung Quốc chính thức cho điều động các tàu thuyền thuộc Hạm đội Nam Hải tới căn cứ ở Djibouti. Lễ khánh thành căn cứ quân sự ở Djibouti được tổ chức vào ngày 1/8/2017. Chỉ sau một tháng rưỡi khánh thành, quân đội Trung Quốc ở căn cứ Djibouti bắt đầu tiến hành các đợt tập trận bắn đạn thật.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã né tránh sử dụng thuật ngữ phổ biến là “căn cứ” mà thay vào đó gọi căn cứ ở Djibouti là “cơ sở hỗ trợ” hoặc “cơ sở hậu cần”.

“Khai báo y tế trở thành điều bắt buộc đối với các quân nhân hoạt động ở Djibouti”, một nguồn tin thận cận với quân đội Trung Quốc cho hay.

Cũng theo nguồn tin trên, căn cứ quân sự của Trung Quốc tại Djibouti còn trang bị sẵn các máy thở.

{keywords}
Quân đội Trung Quốc tại căn cứ quân sự Djibouti (Ảnh: South Front)

Ông Song Zhongping, một chuyên gia bình luận quân sự tại Hong Kong nhận định những nỗ lực kiểm soát dịch bệnh được triển khai tại Djibouti cũng tương đồng như các căn cứ quân sự nằm trong lãnh thổ Trung Quốc.

“Thậm chí, trong một vài trường hợp, quy định còn khắt khe hơn như đối với hoạt động kiểm soát đi ra và vào tại căn cứ Djibouti. Các nhân viên y tế tại căn cứ Djibouti được đào tạo để chăm sóc và làm xét nghiệm cho những người mắc Covid-19. Căn cứ này có cả các cơ sở điều trị riêng biệt”, ông Song nói.

“Một trong những nhiệm vụ chính của căn cứ Djibouti là làm hậu phương cho lực lượng gìn giữ hòa bình của quân đội Trung Quốc hoạt động ở châu Phi, và hỗ trợ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh cho những quốc gia châu Phi khác. Do đó, các biện pháp kiểm soát dịch bệnh ngay bên trong căn cứ là vô cùng quan trọng”, ông Song nói thêm.

Là một trung tâm vận tải biển sầm uất và giữ vị trí chiến lược tại cửa ngõ phía nam tiến vào Biển Đỏ, Djibouti xác nhận nước này hiện có 985 ca mắc Covid-19.

Trong khi đó, Thiếu tướng Mike Turello, Tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm chung khu vực sừng châu Phi của Mỹ đã ra tuyên bố về tình trạng khẩn cấp y tế hôm 23/4 đối với toàn quân đội Mỹ có mặt ở Djibouti.

Theo ông Turello, “biện pháp phòng bệnh” giúp ông có thêm quyền hạn để xử lý nếu không may dịch Covid-19 bùng phát trong lực lượng quân đội Mỹ ở Djibouti.

“Chiến đấu với dịch Covid-19 hiện là ưu tiên hàng đầu của tôi. Tuyên bố về tình trạng khẩn cấp y tế cộng đồng nhằm giúp các lực lượng quân sự Mỹ và cả nước chủ nhà an toàn và khỏe mạnh nhất có thể”, ông Turello nói trong tuyên bố.

Theo đó, tình trạng khẩn cấp y tế cộng đồng được áp dụng với toàn bộ nhân viên quốc phòng, nhà thầu và binh sĩ Mỹ hoạt động tại Trại Lemonnier Djibouti, sân bay Chabelley và cảng Djibouti.

Trong đó, Trại Lemonnier là căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở châu Phi và là nơi hoạt động của khoảng 3.000 binh sĩ. Hiện Bộ Tư lệnh châu Phi của quân đội Mỹ đang chịu trách nhiệm điều hành khoảng 6.000 quân nhân trong khu vực. 

Còn theo Thiếu tá Karl Wiest, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh châu Phi của quân đội Mỹ, một trường hợp nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp đã được phát hiện tại Djibouti và bệnh nhân là một nhà thầu quốc phòng.

Theo ông Wiest, “các biện pháp đề phòng nghiêm ngặt nhằm giúp tăng cường khả năng kiểm soát hoạt động di chuyển phù hợp cho toàn bộ nhân viên vào đúng thời điểm và đúng vị trí”.

Tính tới ngày 23/4, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo cơ quan này ghi nhận 5.901 ca mắc Covid-19 trong quân đội, nhân viên dân sự và gia đình binh sĩ mà trong đó 25 người đã tử vong.

Còn tính tới ngày 25/4, toàn nước Mỹ có hơn 890.000 ca mắc Covid-19 và hơn 50.000 người đã chết. Mỹ hiện vẫn đứng số 1 thế giới về số ca mắc và tử vong vì Covid-19.

Minh Thu (lược dịch)

Quân Ukraine tấn công phòng tuyến Nga gần ‘chảo lửa’ Bakhmut

Quân đội Ukraine gần đây đã tiến hành một cuộc tấn công vào phòng tuyến Nga ở gần làng Klischiivka, nơi nằm cách ‘chảo lửa’ Bakhmut gần 8km về phía tây nam.

Video Israel thử nghiệm thành công hệ thống phòng không trên biển C-Dome

Hải quân Israel mới đây đã thử nghiệm thành công hệ thống phòng không C-Dome, được coi là phiên bản trang bị trên tàu khu trục của hệ thống Vòm Sắt nổi tiếng.

Nga phá hủy đoàn xe bọc thép chở quân VAB ở Ukraine

Đoạn video mới đây được phía Nga công bố cho thấy cảnh phá hủy một đoàn xe bọc thép chở quân của lực lượng vũ trang Ukraine.

Video Nga dùng súng cối tự hành lớn nhất thế giới công phá mục tiêu ở Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh các khẩu súng cối tự hành 2S4 Tyulpan lớn nhất thế giới của nước này tấn công mục tiêu trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Tính năng pháo tự hành ‘cung thủ’ Thụy Điển sắp gửi cho Ukraine

Các quan chức quốc phòng cấp cao của Ukraine và Thụy Điển gần đây đã thống nhất thời điểm Stokholm chuyển giao một số pháo tự hành Archer cho Kiev.

Sức mạnh súng bắn tỉa Barrett XM109 của Mỹ

Với loại đạn 25 x 59mm, súng bắn tỉa Barrett XM109 có thể dễ dàng vô hiệu hóa thiết giáp hạng nhẹ của đối phương.

Tàu do thám Nga bị UAV tấn công ở Biển Đen

Tàu trinh sát thuộc dự án 18280 mang tên Ivan Khurs của Nga khi đi qua eo biển Bosphorus đã bị 3 máy bay không người lái (UAV) tấn công.

Tàu sân bay lớn nhất thế giới tới Na Uy tập trận

Tàu sân bay lớn nhất thế giới USS Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ đã di chuyển tới thành phố Oslo của Na Uy vào hôm nay (24/5).

Rộ tin kho phụ tùng tiêm kích F-35 của Mỹ mất hơn một triệu linh kiện

Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) cho biết, tổng giá trị số linh kiện bị mất trong kho phụ tùng tiêm kích F-35 vào khoảng 85 triệu USD.

Sức mạnh của hệ thống phòng không Skynex do Đức sản xuất

Hệ thống phòng không tầm ngắn Skynex do Đức sản xuất có khả năng chống lại máy bay không người lái (UAV) và tên lửa hành trình một cách hiệu quả.

Đang cập nhật dữ liệu !