Kế hoạch cấm thiết bị 5G Huawei của EU sẽ 'bóp méo thị trường'

Huawei gọi kế hoạch cấm thiết bị 5G Huawei của EU là không công bằng, trái pháp luật và sẽ 'bóp méo thị trường', gây tổn hại cho người dùng.

Trong email ngày 8/6, người phát ngôn Huawei tại châu Âu cho rằng, kế hoạch cấm thiết bị 5G của hãng tại châu Âu “không vì lợi ích của bất kỳ bên nào”. Công ty “mạnh mẽ phản đối” việc chính trị hóa đánh giá bảo mật sản phẩm, vi phạm nguyên tắc và luật pháp EU và các nước thành viên.

“Các loại trừ dựa trên đánh giá phi kỹ thuật còn đe dọa rủi ro xã hội và kinh tế nghiêm trọng. Nó sẽ cản trở đổi mới và bóp méo thị trường EU, làm tăng giá dịch vụ kỹ thuật số cho người tiêu dùng”, email viết. “Trong suốt thời gian tại châu Âu, chưa có hồ sơ nào cho thấy thiết bị của chúng tôi chứa cửa hậu”.

EU được cho là đang xem xét cấm thiết bị Huawei trên mạng 5G của khối. (Ảnh: Shutterstock)

Huawei khiếu nại, sau khi tờ Financial Times (FT) đưa tin EU đang cân nhắc cấm các thành viên trong khối sử dụng thiết bị từ các công ty có thể đe dọa rủi ro bảo mật trong mạng 5G, bao gồm Huawei. Năm 2020, Brussels khuyến nghị các nước thành viên cấm hoặc hạn chế Huawei tham gia mạng 5G, song FT cho biết chỉ khoảng 1/3 quốc gia EU làm theo.

Xét đến thời gian cần thiết để thông qua luật mới, lệnh cấm được đề xuất không thể có hiệu lực trước năm 2024, khi nhiệm kỳ của Ủy ban Châu Âu (EC) hiện tại kết thúc. Nếu EU tiếp tục lệnh cấm, đây sẽ là đòn giáng mới vào Huawei tại khu vực này.

Theo nghiên cứu của hãng tư vấn viễn thông Strand Consult, các nhà sản xuất Trung Quốc cung ứng hơn 50% thiết bị 5G tại 31 quốc gia châu Âu tính đến cuối năm 2022. Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực và là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại EU, mua 59% thiết bị 5G từ các thương hiệu đại  lục. Thị phần của Huawei tại Berlin còn lớn hơn tại Bắc Kinh, nơi họ phải cạnh tranh với đối thủ nội như ZTE…

Các nền kinh tế EU lớn khác như Italy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Áo và Tây Ban Nha cũng tiếp tục mua lượng lớn thiết bị 5G của Trung Quốc, nghiên cứu nêu.

Huawei tham gia công cuộc triển khai 5G của châu Âu ngay từ ban đầu. Năm 2019, gần 60% trong số 50 hợp đồng thương mại 5G của hãng được ký với các nhà mạng EU. Dù vậy, châu lục đối mặt áp lực ngày một lớn từ Mỹ sau khi Washington đưa Huawei vào danh sách cấm vận thương mại năm 2019. Tiếp đó, Mỹ còn cấm sử dụng công nghệ 5G Trung Quốc trong nước, cũng như cấm Trung Quốc tiếp cận công nghệ chip hiện đại.

Washington vận động đồng minh tham gia tẩy chay công nghệ 5G Trung Quốc. Các nước trong liên minh Fire Eyes, gồm Canada, Anh, Australia, New Zealand, đã cấm doanh nghiệp Bắc Kinh tham gia mạng 5G.

Các nước châu Âu có những cách tiếp cận khác nhau với công nghệ 5G của Huawei, dù vậy một số quốc gia gần đây tăng cường giám sát thương hiệu này. Vào tháng 3, chính phủ Đức được cho là cân nhắc loại hai công ty Trung Quốc khỏi mạng 5G. Tháng trước, FT đưa tin Bồ Đào Nha cũng xem xét cấm một số thiết bị 5G Trung Quốc, bao gồm của Huawei. Anh cùng Đan Mạch, Thụy Điển, Estonia, Latvia và Lithuaia đã cấm Huawei trên mạng 5G của mình.

Song, Huawei vẫn cố gắng duy trì hiện diện tại thị trường châu Âu. Tháng 3, công ty hợp tác với nhà mạng Cellnex của Tây Ban Nha triển khai Long-Reach E-band, công nghệ giúp đẩy nhanh quá trình mở rộng 5G, tại Ba Lan. Năm ngoái, họ cũng bắt tay với các đối tác địa phương để xây dựng trung tâm đường sắt thông minh 5G đầu tiên của EU tại Hungary, nơi Huawei đặt trung tâm logistics lớn nhất châu Âu.

Dù không tiết lộ chi tiết phân bổ doanh thu trong báo cáo tài chính, Huawei cho biết doanh số tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi (EMEA) tăng 13,5% lên 149 tỷ NDT (20,9 tỷ USD) năm 2022, chiếm gần 1/4 tổng doanh số. Trước khi bị Mỹ cấm vận, khu vực EMEA đóng góp 204,5 tỷ NDT hay 28,4% tổng doanh thu của hãng năm 2018.

Du Lam (Theo SCMP)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !