KCNA: Lãnh đạo Việt Nam - Triều Tiên cam kết thúc đẩy quan hệ hai nước

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã gặp các lãnh đạo Việt Nam vào ngày 1/3 trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của ông. Theo truyền thông Triều Tiên, hai bên đã có cuộc trao đổi về việc củng cố quan hệ song phương và hợp tác lâu dài.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA cho biết, trong một trong những cuộc gặp mặt vào chiều ngày 1/3, ông Kim cho biết đảng của hai nước nên “chủ động hợp tác vào trao đổi kinh nghiệm” trong những lĩnh vực về kinh tế và quốc phòng. Ông Kim cũng cảm ơn các cấp lãnh đạo Việt Nam đã nỗ lực tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều trong thời gian qua.

Chủ tịch Kim Jong-un cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong lễ tiếp đón ở Phủ Chủ tịch.

Chủ tịch Kim và các quan chức tháp tùng đã đến Việt Nam vào sáng ngày 26/2, sau khi rời thủ đô Bình Nhưỡng (Triều Tiên) từ ngày 23/2. Tại Hà Nội, ông Kim và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tham dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều rất được mong đợi nhưng đã kết thúc sớm hơn dự kiến.

Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Triều Tiên bắt đầu vào ngày 1/3, khi ông có mặt tại Phủ Chủ tịch trong một buổi lễ tiếp đón long trọng.

Ảnh chụp về lễ tiếp đón và những sự kiện tiếp theo trong ngày, bao gồm cuộc gặp mặt giữa ông Kim với những người đứng đầu chính phủ Việt Nam và bữa tiệc tối và hoạt động trình diễn nghệ thuật đã được đăng tải trên 5 trang đầu tiên của báo Rodong Sinmun của Triều Tiên.

Các quan chức cấp cao Triều Tiên và Việt Nam tiến hành hội đàm.

Cùng với các quan chức cấp cao khác, lãnh đạo hai nước đã hội đàm về “tình hình chính trị và kinh tế của đôi bên”. Theo KCNA, Chủ tịch Kim nói rằng đảng và chính phủ hai nước nên “chủ động hợp tác và trao đổi kinh nghiệm về kinh tế, khoa học và công nghệ, quốc phòng, những lĩnh vực văn hóa như thể thao và nghệ thuật”.

Ông Kim cũng cho biết ông sẽ sát cánh với Việt Nam và hai bên sẽ cùng nhau hướng đến mục tiêu “thực hiện kế hoạch xây dựng giúp người dân giàu có và khỏe mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”.

Theo một bài báo được đăng trên các báo của chính phủ Việt Nam, hai nước sẽ còn có nhiều cuộc trao đổi trong tương lai khi Triều Tiên và Việt Nam hướng đến kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Ngoài ra, một số phát biểu của Chủ tịch Kim cũng cho thấy rằng Triều Tiên có thể sẽ coi Việt Nam là hình mẫu phát triển kinh tế.

Phó Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên Ri Su-yong đến thăm cơ sở sản xuất của tập đoàn viễn thông Viettel.

Được biết, ông Kim đã “bày tỏ niềm vinh dự khi được đến thăm Việt Nam và chứng kiến những thành quả của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế trong thời gian qua”. Ông cũng hi vọng có thể “đẩy mạnh tiến trình chia sẻ và giao lưu” với Việt Nam.

Mặc dù không có thông tin nào cho thấy ông Kim có chuyến thăm đến các cơ sở kinh tế ở Việt Nam, song rất nhiều quan chức cấp cao đi cùng Chủ tịch Triều Tiên đã đến thăm nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất trong những ngày qua.

Một phái đoàn đẫn đầu bởi Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương của Đảng Lao động Triều Tiên Ri Su-yong trong ngày 27/2 đã đến thăm nhà máy chế tạo xe hơi công nghệ cao của VinFast. Họ cũng đến những cơ sở khác trực thuộc tập đoàn Vingroup như khu vực nông nghiệp công nghệ cao VinEco và khu nghỉ dưỡng Vinpearl.

Chủ tịch Kim hứa sẽ đẩy mạnh hợp tác hơn nữa trên nhiều lĩnh vực với Việt Nam.

Vào ngày 28/2, trong lúc ông Kim và ông Trump thảo luận với nhau ở Hà Nội, ông Ri và phái đoàn Triều Tiên đã đến thăm tập đoàn viễn thông Viettel, một nhà máy sản xuất túi nilon, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và nhiều nơi khác.

Trong ngày 1/3, một số hãng tin Việt Nam cho biết Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhận lời mời đến thăm chính thức Triều Tiên từ Chủ tịch Kim và sẽ tiến hành “vào một thời điểm thích hợp”. 

Trong cuộc thảo luận, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói rằng Việt Nam “là một người bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”, và gọi chuyến thăm chính thức của ông Kim là “một cột mốc quan trọng” cho quan hệ Hà Nội – Bình Nhưỡng.

Chủ tịch Kim tươi cười bắt tay Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Phát biểu trong bữa tiệc tối và màn trình diễn văn nghệ vào tối ngày 1/3, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng một lần nữa nhấn mạnh quan hệ song phương vững mạnh giữa hai nước kể từ khi Chủ tịch Kim Nhật Thành đến Việt Nam vào năm 1964.

Theo ông, chuyến thăm này của Chủ tịch Kim “đã góp phần rất lớn cho lợi ích của người dân hai nước, hướng đến sự hòa bình và ổn định, hợp tác và phát triển”. Chủ tịch nước cũng “hoan nghênh” những bước tiến đạt được trong quan hệ Mỹ - Triều, rằng hội nghị này “đã góp phần xây dựng hòa bình, ổn định, sự hợp tác phát triển trong khu vực”.

Chủ tịch Kim Jong-un cũng đã có dịp gặp gỡ với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân.

Trước khi gặp mặt và trao đổi với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, ông Kim đã có 4 lần gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ba lần thảo luận với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, một lần gặp Chủ tịch Cuba và một lần với Thủ tướng Singapore, và giờ đây ông đã hai lần thảo luận với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Như vậy, từ năm ngoái đến thời điểm hiện tại, Chủ tịch Kim đã có 12 lần gặp mặt các nguyên thủ quốc gia.

Vào ngày 2/3, ông Kim đã đến thăm Đài Tưởng niệm Liệt sĩ và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh để đặt vòng hoa và tỏ lòng thành kính đối với những người có công lớn với nước Việt Nam. Sau đó vào lúc 10 giờ sáng nay ông đã rời Hà Nội đến ga Đồng Đăng để rời Việt Nam bằng tàu hỏa về thủ đô Bình Nhưỡng.

Anh Tuấn (lược dịch)
Từ khóa: Triều Tiên Việt Nam Kim Jong-un chuyến thăm hợp tác kinh tế quân sự

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Đang cập nhật dữ liệu !