John Kerry: “Không quốc gia nào được độc chiếm sông Mê Kông”

Ngồi trên xuồng đi trên vùng nước lầy của đồng bằng sông Mê Kông, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tập trung xem xét một mục tiêu mới của ông: biến đổi khí hậu, tờ Japan Times đưa tin cho biết.

Ở vùng sâu xa của phía nam Việt Nam, tình trạng nước biển dâng, xói mòn đất và ảnh hưởng của nước dâng do các dự án thủy điện trên sông Mê Kông đang ngày càng trở thành mối đe dọa nghiêm trọng.

“Nhiều thập kỷ trước ở vùng nước này, tôi là một trong những người Mỹ chứng kiến một giai đoạn khó khăn của lịch sử đất nước chúng tôi. Ngày hôm nay, cũng ở ngay chính vùng nước này, tôi lại đang là người chứng kiến 2 quốc gia chúng ta sát cánh cùng nhau, cùng nhau bàn về tương lai và đó là con đường đi đúng đắn”, Ngoại trưởng Kerry nói.

John Kerry: “Không quốc gia nào được độc chiếm sông Mê Kông” - ảnh 1
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đi thăm đồng bằng sông Cửu Long.

Ông cho rằng tương lai đó đang bị đe dọa, đặc biệt đối với nền kinh tế của hàng triệu người dân vùng đồng bằng sông Mekong phụ thuộc nặng nề vào nguồn nước. Ngoại trưởng Mỹ cũng đến Việt Nam với cam kết tài trợ 17 triệu USD cho chương trình giúp hoạt động sản xuất lúa gạo, nuôi tôm cua và giúp các ngư dân thích nghi với những thay đổi xảy ra do nước biển dâng và nước mặn xâm nhập vào hệ sinh thái ở khu vực này.  

Ông Kerry cũng cho biết ông sẽ đặt vấn đề này là một ưu tiên của cá nhân ông nhằm đảm bảo không quốc gia nào trong số các quốc gia bên bờ sông Mekong và kiếm sống từ dòng sông này – Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam – được khai thác dòng sông vì lợi ích riêng mà ảnh hưởng tới quốc gia khác.

Bóng gió về Trung Quốc, nước có kế hoạch xây dựng một số đập thủy điện trên sông Mê Kông có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới dân cư khu vực hạ lưu, ông Kerry nói: “Không một quốc gia nào có quyền cướp kế sinh nhai, hệ sinh thái và môi trường sống của nước khác từ dòng sông này chỉ vì lợi ích bản thân. Con sông này là tài sản toàn cầu, thuộc về cả khu vực”.

Theo ông, những tài nguyên của sông Mê Kông phải “đem lại lợi ích cho không chỉ người dân của một quốc gia, không chỉ cho quốc gia nơi con sông này bắt nguồn, mà cho mọi quốc gia dọc theo nó”.

Trước khi tới Kiên Giang, ông Kerry đã tới thăm một trung tâm thương mại và mua kẹo cho một nhóm trẻ em, nói một số câu tiếng Việt với các em.

Cách đây 44 năm, John Kerry đặt chân tới Việt Nam sau khi xung phong tham gia quân đội..

Trong cuốn sách “Lời kêu gọi nhập ngũ”, ông Kery viêt về thời gian chiến đấu ở Việt Nam: “Bài học tôi rút ra được từ Việt Nam là chúng ta sẽ sớm gặp rắc rối nếu để chính sách ngoại giao hay chính sách an ninh quốc gia đi quá xa những giá trị của chúng ta với tư cách một quốc gia và một dân tộc”.

Chuyến thăm Việt Nam hôm 14/12 là chuyến thăm thứ 14 của ông Kerry kể từ khi chiến tranh kết thúc nhưng là chuyến thăm đầu tiên sau 13 năm. Ông quyết tâm thúc đẩy việc nối lại tình hữu nghị giữa hai nước mà ông đã khuyến khích và ủng hộ với tư cách một thượng nghị sĩ từ những năm 1990.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, ông Kerry đã gặp gỡ các doanh nhân và nói chuyện về Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Mỹ đang thương lượng với Việt Nam và các quốc gia châu Á khác.

Ông Kerry cho rằng để tận dụng tối đa các cơ hội kinh tế từ thỏa thuận này, Việt Nam nên hướng tới một xã hội mở hơn.

Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, nội dung thảo luận chính của ông Kerry sẽ là an ninh hàng hải và tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Lê Dung

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !