Israel sẽ là cường quốc dầu mỏ mới
Một tháng trước đây, người ta nhìn thấy hình ảnh một Nhà nước Do Thái không thể tồn tại đến năm 2013: Tên lửa rơi xuống ở Gaza; cuộc cách mạng thành lập Chính phủ Hồi giáo ở Ai Cập, và một nhóm người mới nổi đã sẵn sàng tiếp nhận ở Syria; Iran đã đe dọa để hoàn thành cuộc tàn sát Holocaust của Hitler từng bắt đầu, với một quả bom nguyên tử.
Tổng thống Israel Shimon Peres, phải, nói chuyện với Yair Lapid, lãnh đạo đảng Yesh Atid ( Đảng tương lai), trong một buổi gặp ở Jerusalem ngày 30/01/2013 |
Bối cảnh chính trị hỗn loạn ở Trung Đông
Còn chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama dường như lại không muốn dừng điều đó lại – trong khi lựa chọn duy nhất của hủy diệt hạt nhân ở Israel là một cuộc tấn công phủ đầu nhằm ràng buộc một cuộc chiến tranh lớn ở Trung Đông.
Nhưng mọi thứ đã khác. Tương lai của Israel có vẻ đang sáng sủa hơn bao giờ hết!
Iran vẫn đang "ấp ủ" những mưu đồ không thể đoán trước được, mặc dù công nghệ hạt nhân của nước này vẫn còn kém hơn nhiều so với những gì mà họ thể hiện. Nhưng Israel có vẻ như đang thiết lập sự thống trị khu vực ở một mức cao hơn trước đây. Nhờ phép lạ công nghệ công nghiệp được gọi là “fracking”, Israel đã trở thành trung tâm năng lượng mới của Trung Đông.
Rất ít các nước láng giềng Ả Rập có thể ngăn chặn được tiềm năng này của họ. Thay vì âm mưu hủy diệt Israel, các nước láng giềng Ả Rập lại đang cố gắng để đồng minh với Tel Aviv ( thành phố đông dân thứ 2 ở Israel), giống như cách mà Mỹ và châu Âu đã làm ở OPEC trong những năm 1970 và 1980.
Động lực nào khiến cho trục Trung Đông nghiêng về phía Israel?
“Mùa xuân Ả Rập” đã sản sinh ra một sự hỗn loạn và bất ổn trong các quốc gia nhạy cảm, điều này sẽ còn gia tăng trong nhiều năm tới. Một báo cáo mới cảnh báo rằng Ai Cập đang bên bờ vực sụp đổ, kẻ thù cũ của Israel là Syria cũng đang trong hoàn cảnh tương tự. Xu hướng sụp đổ và hủy hoại kinh tế cũng đang xảy ra với 2 kẻ thù khác của Israel là Hamas và Iran.
Israel nổi lên bởi “vẫn còn chính kiến trong một thế giới đầy biến động”, một thế giới biến động trong chính bản thân nó, khi mà nó không có đủ năng lực đối đầu với nhà nước Do Thái. Và đó cũng là nơi công nghệ hạt nhân mới bùng nổ.
Công nghệ thủy lực bẻ gãy (Hydraulic fracking) là công nghệ sử dụng hỗn hợp cao áp nước, cát, hóa chất để bẻ gãy các phiến đá chắn dầu và khí đốt tự nhiên. Công nghệ này đã giúp hồi sinh ngành công nghiệp trong nước ở Mỹ, và sẽ giúp nước này trở thành nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới vào năm 2020.
Theo Hội đồng Dầu khí Thế giới cho biết, Israel hiện có nguồn dự trữ dầu khí dưới lớp đất đá khô cằn lên đến 250 tỷ thùng. Lượng dự trữ này tương đương với lượng dự trữ 260 tỷ thùng ở Ả Rập Xê-út và các nguồn dầu tại vùng Vịnh Ba Tư. Khi mà việc khai thác dầu tại các vùng này gặp khó khăn do khả năng trích xuất kém và chi phí tăng lên, Israel sẽ là vùng đất năng lượng mới của khu vực.
Điều này trên thực tế đã xảy ra. Những chuyên gia công nghệ “fracking” của Canada đã tham gia vào cùng Quỹ công nghệ năng lượng Israel để giúp các công ty như Công ty Sáng kiến năng lượng Israel bắt đầu sản xuất “dầu đá phiến” trong khu vực giàu trữ lượng như Thung lũng Elah gần Jerusalem. Nga cũng đã ký kết giúp Israel mở rộng trữ lượng khí tự nhiên được phát hiện trong năm 2008 và 2009 ngoài khơi bờ biển nước này, giá trị lên đến gần 5.000 tỷ mét khối.
Hiện nay, mức sản xuất của nước này vẫn còn nhỏ, nhưng công nghệ “fracking” tiếp tục giúp Israel thúc đẩy vượt ra ngoài các mục tuyên bố độc lập năng lượng và trở thành một quốc gia xuất khẩu lớn, bao gồm cả các nước láng giềng nghèo dầu như Ai Cập, Syria và Lebanon.
Những tác động khiến cả thế giới phải kinh ngạc
Thay vì là một tiền đồ khổng lồ và bị cô lập của các nền dân chủ phương Tây, Israel sẽ trở thành một gã khổng lồ kinh tế mới của Trung Đông.
Cũng vì thế, các nước phương Tây thay vì lảng tránh Israel vì sợ đụng chạm tới các quốc gia dầu mỏ Ả Rập sẽ tìm thấy một con đường mới đến với lĩnh vực dầu đá phiến của Israel và xem xét lại tính chất đồng minh của họ trong khu vực. Điều này cũng không loại trừ nước Mỹ.
Công nghệ “fracking” có thể sẽ thay đổi bản đồ kinh tế của thế giới, cụ thể là ở Trung Đông. Đây là thời gian cho các nhà hoạch định chính sách bắt kịp với thực tế, nhận ra rằng mối quan hệ với Israel có thể khiến cho thị trường chứng khoán trở nên sôi động hơn bởi tương lai của khu vực này.