Iraq: An ninh "vô cùng bấp bênh"

Sau 2 năm, Mỹ quyết định rút toàn bộ lực lượng quân sự khỏi Iraq, tình hình an ninh tại quốc gia này vẫn "vô cùng bấp bênh".

Theo Liên Hiệp Quốc, tại nhiều nơi trên lãnh thổ Iraq, các cuộc đụng độ vẫn tái diễn, chỉ riêng tháng Mười, gần 1.000 người đã thiệt mạng.

Nhân sự kiện Thủ tướng Nuri al-Maliki tới Washington nhờ Mỹ kiềm chế sự trỗi dậy của lực lượng khủng bố al Qaeda, nhà phân tích thuộc Nhóm nghiên cứu khủng bố quốc tế (International Crisis Group ICG) - Joost Hilterman cho rằng Iraq hiện đối mặt với 5 vấn đề lớn.

Chia rẽ bè phái

Iraq: An ninh
Đánh bom xe trở thành câu chuyện thường hàng ngày tại Iraq

Tâm điểm gây mất an ninh trật tự tại Iraq hiện nay là sự giao tranh giữa người Shiite đa số và  những người thiểu số dòng Sunni.

Mối bất hòa này đã có lịch sử lâu đời bao gồm các chính sách đàn áp đầy bạo lực chống lại những người Kurd theo dòng Sunni trong hàng thập niên qua cũng như sự thống trị của nhà độc tài Saddam Hussein trong thời gian dài.

Hiện nay, Jalal Talabani – một người Kurd theo dòng Sunni, đang giữ chức Tổng thống Iraq. Song nhiều người cho rằng thủ tướng al-Maliki mới là người nắm giữ quyền điều hành đất nước.

Mặc dù, một hiệp ước chia sẻ quyền lực đã được ký kết năm 2010, song người Sunni – vốn chiếm ưu thế chính trị áp đảo dưới thời ông Hussein, cho rằng thủ tướng al-Maliki đã loại bỏ họ khỏi mọi vai trò chủ chốt trong bộ máy chính quyền quốc gia.

Năm 2010, nhiều người Sunni đã tẩy chay các cuộc bầu cử quốc hội sau khi ủy ban chính phủ cấm cửa gần 500 ứng cửa viên bị tình nghi có mối quan hệ với những người Sunni trong Đảng Baath, từng được ông Hussein lãnh đạo. 

Tình trạng bạo động hiện nay được xem có nguồn gốc từ chiến dịch biểu tình của người Sunni năm 2012. Theo giới chuyên gia, ban đầu, cuộc biểu tình tình diễn ra trong không khí hòa bình song nhanh chóng chuyển thành bạo lực do chính phủ huy động lực lượng an ninh tới đàn áp.

ICG cho rằng tình hình an ninh tại Iraq ngày càng diễn biến theo chiều hướng tiêu cực. "Dưới áp lực ngày càng lớn từ các lực lượng chính phủ và niềm tin chính trị ngày càng xói mòn, nhiều người Ả Rập Sunni cho rằng lựa chọn thực tế duy nhất là một cuộc giao tranh bạo lực", theo ICG.

Al Qaeda trỗi dậy

Iraq: An ninh
Các cuộc tấn công của lực lượng khủng bố al Qaeda ngày càng khốc liệt 

Năm 2008, sau khi Mỹ tăng cường lực lượng an ninh tại Iraq cùng với sự hỗ trợ của các nhóm người Sunni, cuộc chiến ngăn chặn sự trỗi dậy của lực lượng al Qaeda tại Iraq đã có những dấu hiệu khả quan.

Tuy nhiên sau khi Mỹ rút quân khỏi Iraq năm 2011, nhóm người Sunni mang tên Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant lại tiếp tục sa lầy vào cuộc chiến chia rẽ bè phái cũng như cuộc xung đột tại quốc gia láng giềng – Syria.

Một số nghị sĩ Đảng Dân chủ Mỹ gồm John McCain và Lindsey Graham đã lên tiếng chỉ trích chính sách điều hành của Thủ tướng al-Maliki vì gây thù hận với người Sunni.

Trong bức thư gửi Tổng thống Barack Obama trước chuyến thăm với Thủ tướng al-Maliki, hai nghị sĩ khẳng định thủ tướng al-Maliki là tâm điểm giữa Iraq và tình hình ổn định an ninh.

Nhiều chuyên gia cho rằng những hành động mạnh tay được chính quyền Thủ tướng Maliki thi hành nhằm củng cố quyền lực sau khi Mỹ rút quân đã chọc giận người thiểu số Sunni và giúp lực lượng al Qaeda trỗi dậy", Jonathan Masters và Zachary Lamb thuộc Hội đồng Quan hệ quốc tế Mỹ nhận định.

Theo số liệu từ Liên Hiệp Quốc, hơn 6.400 dân thường đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ tại Iraq trong năm nay và riêng tháng 10 là 979 người. Trong đó, những cuộc tấn công do al Qaeda tiến hành không chỉ tăng về số lượng mà cả quy mô và sự khốc liệt.

Điển hình, hồi tuần trước, những kẻ tấn công đã nhằm vào một trạm kiểm soát quân đội tại khu phía đông Mosul bằng một xe ô tô chở bom. Sau đó, chúng còn bắn vào các xe cứu thương chở nạn nhân đi cấp cứu.

Tình hình căng thẳng gia tăng đã khiến nhiều nhà phân tích và cả đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc tại Iraq - Nickolay Mladenov nhận định Iraq đang tiếp tục lâm vào một cuộc nội chiến.

Syria

Iraq: An ninh
Bất ổn tại Syria làm gia tăng căng thẳng an ninh trong khu vực 

Cuộc nội chiến tại quốc gia láng giềng Syria cũng không thể giúp tình hình an ninh tại Iraq thêm phần ổn định.
Các quan chức người Kurd không chỉ phải tìm cách giải quyết gần 200.000 người tị nạn tới khu phía bắc yên ổn của Iraq mà cuộc nội chiến tại Syria còn làm tăng sức nóng căng thẳng quân sự trong khu vực.

"Cuộc chiến tại Syria trở thành thanh nam châm thu hút các lực lượng cực đoan và khủng bố từ khắp nơi trên thế giới quy tụ về khu vực biên giới tại các nước láng giềng", Thủ tướng al-Maliki chia sẻ quan điểm trên tờ New York Times hồi tuần trước.

Mặc dù, Iraq giữa quan điểm trung lập trong cuộc nội chiến tại Syria, song với sự ủng hộ công khai của Thủ tướng al-Maliki với Tổng thống Syria - Bashar al-Assad, đã làm dấy lên mối lo ngại về tương lai nếu không may những kẻ cựu đoan dòng Sunni có mối quan hệ với al Qaeda giành kiểm soát tại khu vực này.

"Cuộc nội chiến tại quốc gia láng giềng Syria đã vượt qua sự căng thẳng trong nước. Nhiều phần tử cực đoan dòng Sunni và Shia đã tham gia vào các nhóm vũ trang chiến đấu tại Syria trong khi Thủ tướng Maliki lại là người ủng hộ chính quyền của Tổng thống al-Assad và các đồng minh Iran", nhóm nhân quyền Trung tâm Toàn cầu thực thi trách nhiệm bảo vệ (Global Centre for the Responsibility to Protect) chia sẻ.

An ninh bất ổn

Iraq: An ninh
Mỹ dự định đưa các chiến đấu cơ F-16 tới Iraq vào năm tới

Việc thủ tướng al-Maliki kêu gọi Tổng thống Obama hỗ trợ chống lại lực lượng khủng bố và tăng cường an ninh quốc gia trở nên không đáng ngạc nhiên với giới phân tích.

Ngoài ra, ông al-Maliki còn tìm kiếm nguồn hỗ trợ thiết bị quân sự và tài chính để bảo vệ an ninh biên giới, chống lại khủng bố và các mối đe dọa an ninh quốc gia khác. Theo đó, Mỹ có kế hoạch đưa các chiến đấu cơ F-16 tới Iraq vào năm tới cũng như bán thêm vũ khí và chia sẻ thông tin tình báo với quốc gia Trung Đông.

Tình hình kinh tế

Iraq: An ninh
An ninh bất ổn ảnh hưởng tới hoạt động khai thác dầu mỏ tại Iraq

Sau nhiều năm chiến tranh, nền kinh tế Iraq đang dần được khôi phục song cuộc chiến với nạn đói nghèo vẫn diễn ra trên khắp cả nước và nền kinh tế vẫn vô cùng yếu kém. Gần 2 triệu người Iraq không có đủ thực phẩm để sinh sống. Tỷ lệ sinh non ở mức cao cùng nạn mù chữ và thất nghiệp.

Tình hình an ninh rối ren cũng đang đe dọa cả hoạt động khai thác dầu mỏ - nguồn thu chính đối với nền kinh tế Iraq. Theo số liệu thống kê của Bộ Dầu mỏ Iraq, lượng xuất khẩu đã giảm xuống còn 62,1 triệu thùng hồi tháng Chín so với mức đỉnh điểm 79 triệu thùng hồi tháng Tư do tình trạng bạo lực gia tăng.

Ngoài ra, an ninh quốc gia bất ổn còn đe dọa khả năng thanh toán các khoản chi cho an ninh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của chính phủ Iraq.

Theo đánh giá của CIA, ngành dầu mỏ cung cấp hơn 90% lợi nhuận cho chính phủ Iraq và chiếm 4/5 nguồn thu ngoại tệ.

Minh Thu

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !