Iran hay Mỹ mới là tác giả thật sự trong vụ máy bay Ukraine bị bắn hạ ở Tehran?
Vụ việc Iran “ngộ sát” máy bay chở khách của Ukraine vừa qua đã làm dư luận quốc tế “dậy sóng”, các quốc gia có liên quan đều yêu cầu Iran chịu hoàn toàn trách nhiệm về vụ việc này. Trong lúc Iran đang “bối rối”, Nga đã công bố thông tin “sốc” về việc “ngộ sát” của Iran đối với máy bay Ukraine.
Nga đã công bố thông tin “sốc” về việc “ngộ sát” của Iran đối với máy bay Ukraine. Nguồn: Sohu. |
Theo báo cáo của Hãng thông tấn Fars News Agency Iran ngày 17/1, phát biểu trước truyền thông, Ngoại trưởng Nga Lavrov cho biết, khi Iran tiến hành một cuộc tấn công tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq, 6 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ đã hiện diện ở gần biên giới Iran, các nước châu Âu “không nên đổ hết trách nhiệm lên Iran”.
Về phía Iran, Tehran cũng nghi ngờ Mỹ đã can thiệp điện tử, làm nhiễu các hệ thống radar của nước này dẫn đến việc “ngộ sát” máy bay chở khách của Ukraine. Phát biểu trên truyền hình quốc gia hôm 15/1, Ali Abdollahi, Phó Chỉ huy Tổng hành dinh Các lực lượng vũ trang Iran chuyên trách quan hệ hợp tác khẳng định, có nhiều dấu hiệu cho thấy Mỹ đã cố tình gây nhiễu hệ các hệ thống radar trong khu vực trước đây. Các hệ thống mạng Iran cho đến nay đã quan sát và ghi nhận nhiều vật thể ảo do Mỹ tạo ra trong không phận nước này.
5 nước châu Âu đang cố gắng thiết lập “cơ chế giải quyết tranh chấp” với Iran trong vụ việc máy bay Ukraine. Nguồn: Getty |
Thời gian qua, liên quan đến việc Iran vô tình bắn hạ máy bay của Ukraine, một số nước châu Âu đang cố gắng thiết lập “cơ chế giải quyết tranh chấp” với Iran, nhằm buộc Iran chịu hoàn toàn trách nhiệm trong vấn đề này. Ông Lavrov nhấn mạnh, đây là điều không thể chấp nhận, thảm kịch vừa qua là do lỗi của một số người bất cẩn.
Ngày 8/1 2 tên lửa của Iran đã “vô tình” bắn vào máy bay chở khách của Ukraine làm 167 người thiệt mạng. Chính phủ Iran do Tổng thống Rouhani lãnh đạo thừa nhận máy bay bị tên lửa Iran “ngộ sát” 3 ngày sau đó và cam kết chịu trách nhiệm cho vụ tai nạn. Tổng thống Rouhani đã tuyên bố công khai rằng những người thiệt mạng sẽ nhận được tiền bồi thường “khủng” và các tướng lĩnh Vệ binh Cách mạng gây ra vụ tai nạn sẽ bị xét xử.
Có "bóng dáng" của F-35 khi xảy ra vụ việc Iran "ngộ sát" máy bay Ukraine. Nguồn: Sohu. |
Tưởng như vụ việc dừng lại ở đây, nhưng sự tình lại tiếp tục phát triển theo hướng mà Tehran không dự đoán được. Theo Sohu, ngày 16/1, Ngoại trưởng 5 nước là Anh, Canada, Ukraine, Thụy Điển và Afghanistan đã tổ chức Hội nghị Tổ phản ứng và hiệp đồng quốc tế để chỉ trích Iran và yêu cầu 5 nước tiến hành điều tra cấp quốc tế một cách toàn diện, độc lập và minh bạch đối với vụ việc.
Ngày 17/1, Bộ Ngoại giao Iran kêu gọi 5 quốc gia không nên biến vấn đề máy bay Ukraine bị bắn hạ thành vấn đề chính trị, tuy nhiên lời kêu gọi của Iran đã không được cộng đồng quốc tế quan tâm chú ý. Vào thời điểm quan trọng này, “người anh lớn” Nga đã đứng ra tiết lộ sự thật ít được biết đến đằng sau việc Iran bắn hạ máy bay Ukraine. Trong sự việc này có “bóng dáng” của Mỹ với 6 máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35 hiện đại nhất thế giơi.
Không loại trừ trường hợp F-35 can thiệp khiến Iran bắn nhầm máy bay Ukraine. Nguồn: Sohu. |
Một khả năng nữa đặt ra trong vấn đề này là, có thể lực lượng phòng không của Iran đã nhầm tưởng máy bay chở khách Ukraine là máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ xâm lược và đã phóng tên lửa phòng không để tiêu diệt. Tư lệnh Không quân của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran hôm 11/1 cũng khẳng định, thời điểm máy bay Ukraine bị bắn hạ, Iran đang “chuẩn bị cho cuộc chiến toàn diện với Mỹ”. Ngoài ra, cũng trong thời điểm này, có thông tin Iran đã ngăn chặn thành công máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ khi có ý đồ xâm phạm không phận Iran.
Việc nhầm tưởng máy bay dẫn đến ngộ sát đã từng xảy ra ở Trung Đông, gần đây nhất là giữa tháng 9/2018, trong khi máy bay trinh sát điện tử Il-20 của Nga tiến hành trinh sát ở Syria, Israel đã lợi dụng thời cơ này đưa máy bay chiến đấu đến không kích các mục tiêu ở Syria. Syria đã nhanh chóng sử dụng S-300 để chống trả, nhưng thay vì phóng tên lửa vào máy bay Israel thì S-300 lại phóng tên lửa nhầm vào máy bay Il-20 của Nga làm 15 quân nhân Nga thiệt mạng.
Bài học kinh nghiệm này hoàn toàn có thể được Mỹ áp dụng vào tình hình Iran. Khi nhận thấy máy một máy bay dân sự của Ukraine cất cánh, F-35 của Mỹ có thể chớp thời cơ này đề tiến hành không kích bất ngờ Iran. Vào thời điểm đó, Mỹ và Iran đang phải đối mặt với chiến tranh toàn diện, Lực lượng Vệ binh Cách mạng đang trong tình trạng cảnh giác và căng thẳng cao độ, với sự hiện diện của “thần điểu” F-35 gần đó thì có lẽ trách nhiệm không hoàn toàn thuộc về phía Iran.