Hồng Kông: Sinh viên và chính quyền "giằng co" trước giờ đàm phán

Theo Reuters, viễn cảnh đổ vỡ của cuộc gặp giữa đại diện chính quyền và sinh viên Hong Kong là khá rõ bởi cả 2 bên vẫn giữ vững lập trường và thái độ rất căng thẳng.
Hồng Kông: Sinh viên và chính quyền

Theo Reuters đưa tin, trước khi diễn ra đàm phán, sinh viên Hong Kong và chính quyền vẫn giữ vững lập trường của mình. Mục đích đàm thoại là để xoa dịu những cuộc biểu tình đòi dân chủ đã làm tê liệt giao thông khắp thành phố trong hơn 3 tuần qua, nhưng hy vọng có bước đột phá là rất thấp.

Những người biểu tình do sinh viên lãnh đạo đang kêu gọi bầu cử tự do ở Hong Kong, nhưng Trung Quốc kiên quyết muốn chọn trước các ứng cử viên.

Cuộc đàm thoại giữa đại diện sinh viên và các quan chức cấp cao của thành phố dự kiến diễn ra chiều tối ngày thứ Ba có thể sẽ đem lại các biện pháp xây dựng lòng tin và thỏa thuận tiếp tục đối thoại. Nhưng không hứa hẹn trước điều gì về việc rút ngắn khoảng cách hai bên hay chấm dứt các cuộc biểu tình.

Woody Wong - một sinh viên 21 tuổi đã cắm trại suốt đêm trên đường Nathan, Mong Kok cho biết: “Tôi không hy vọng nhiều vào cuộc họp ngày mai, nhưng vẫn dành một chút niềm tin cho cuộc đàm phán. Tôi sẽ tiếp tục làm thế này cho tới khi chính quyền chịu lắng nghe”.

Truyền thông và cảnh sát cho biết, hàng chục người đã bị thương trong hai đêm xảy ra xung đột vào cuối tuần qua ở Mong Kok, trong đó có 22 cảnh sát. Phía cảnh sát cũng cho biết thêm, đã có 4 người bị bắt giữ vì tội hành hung. Ngày thứ Hai, khu vực này lại rất yên tĩnh mặc dù số người biểu tình trên các phố vẫn không thay đổi.

Cuộc đàm phán ngày thứ Ba sẽ được phát sóng truyền hình trực tiếp. Đây là cơ hội hiếm có để xoa dịu cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất ở Hong Kong kể từ khi Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Chính quyền đã hủy cuộc đàm thoại trước đó do lời kêu gọi mở rộng biểu tình từ phía sinh viên.

James Sung, nhà phân tích chính trị ở Đại học Thành phố Hong Kong nói: “Cho tới giờ chúng tôi vẫn không nghĩ rằng họ sẽ đạt được một số thỏa thuận trong tuần tới vì hai phía đều có những kỳ vọng khác nhau trong cuộc đối thoại. Chính quyền có thể sẽ có một vài thay đổi trong việc quyết định cách hội đồng chọn ra các ứng viên cho cuộc bầu cử lãnh đạo Hong Kong. Hội đồng được cho là đã bí mật sắp đặt những người trung thành với Bắc Kinh".

Ông nói thêm “Vẫn có những linh hoạt trong khuôn khổ, nhưng vấn đề là liệu sinh viên có chịu chấp nhận hay không. Không ai biết trước được vì sinh viên đều là những người có chí lớn.” 

Ông Lương Chấn Anh đã từ chối đề nghị từ chức mà những người biểu tình đưa ra. Hôm chủ nhật ông nói với kênh truyền hình ATV của Hong Kong: “Để tìm kiếm một giải pháp và kết thúc vấn đề này, chúng ta cần có thời gian để nói chuyện với mọi người, nhất là các bạn sinh viên trẻ tuổi. Điều tôi muốn thấy là một cái kết hòa bình và có nghĩa.”

Hong Kong đã huy động 28.000 cảnh sát để đối phó với những người biểu tình. Trong vòng 1 tuần, người biểu tình ở Mong Kok đã chuyển sang tấn công cảnh sát trong cuộc đụng độ đêm qua, để chiếm lại một ngã tư lớn.

Hồng Kông: Sinh viên và chính quyền
Một vài ngườiđội mũ bảo hiểmvàđeo những miếng bảo hộ cánh tay tự chế làm từ bọt biển để đối phó với dùi cui cảnh sát

Cảnh sát đã đập vào bức tường bằng ô mà những người biểu tình dựng nên để tự vệ. Cuộc ẩu đả xảy ra cùng những tiếng la hét và chửi bới. Đêm chủ nhật, đám đông lại dựng lên và khi này, họ đã trang bị sẵn các vật dụng như mũ bảo hiểm… Một vài người đeo những miếng bảo hộ cánh tay tự chế làm từ bọt biển để đối phó với dùi cui cảnh sát. Nhưng không như 2 đêm trước, hôm nay không có cuộc đụng độ nào xảy ra.

Hong Kong được cai trị dưới chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, cho phép tự trị trên diện rộng và tự do và cho phép được bỏ phiếu phổ thông. Nhưng Bắc Kinh cũng cảnh giác lục địa có thể bắt chước đòi thực hiện cải cách.

Người đứng đầu lực lượng an ninh Hong Kong Lê Đống Quốc nói rằng, các cuộc đụng độ mấy ngày gần đây là do người biểu tình đã liên kết với “các tổ chức cực đoan lập kế hoạch và cổ xúy hành vi bạo lực”. 

Ngoài 4 người bị bắt trước đó, ngày chủ nhật, cảnh sát cho biết đã bắt giữ một người đàn ông bị tình nghi là người xúi giục “trên một diễn đàn trực tuyến kêu gọi gia nhập hội đồng bất hợp pháp ở Mong Kok để tấn công cảnh sát và làm tê liệt tuyến đường sắt”.

Một thanh niên 23 tuổi bị bắt vì đã “truy cập vào máy tính chứa nội dung phạm tội hoặc không trung thực” là trường hợp đầu tiên bị bắt vì tội này kể từ khi diễn ra biểu tình. 

Các nhóm chat trên di động và mạng lưới mạng xã hội như Facebook là diễn đàn chủ yếu cho những người tham gia, bao gồm cả lời kêu gọi hành động từ những người lãnh đạo biểu tình.

Ngoài Mong Kok, 1000 người biểu tình đã cắm trại bên ngoài các trụ sở chính quyền ở trung tâm Hong Kong.

Cuộc đàm thoại giữa Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ và Trung Quốc John Kerry và Dương Khiết Trì tại Boston đã đề cập tới vấn đề ở Hong Kong. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết cuộc họp đã trao đổi thẳng thắn về vấn đề nhân quyền, còn về phía mình, Trung Quốc nói rằng khủng hoảng ở Hong Kong là vấn đề nội bộ.

Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.

Huỳnh Linh (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !