Hơn 700 người Iran tử vong vì uống methanol để chữa Covid-19

Hơn 700 người Iran tử vong do tự ý uống cồn công nghiệp methanol với niềm tin chữa được Covid-19.

 

Trung Quốc nói xua đuổi tàu khu trục ở Biển Đông, hải quân Mỹ phủ nhận

Trung Quốc nói xua đuổi tàu khu trục ở Biển Đông, hải quân Mỹ phủ nhận

Trung Quốc tuyên bố điều động lực lượng xua đuổi tàu khu trục Mỹ di chuyển gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) trên Biển Đông, nhưng hải quân Mỹ đã phủ nhận thông tin này.  

AP đưa tin, theo báo cáo của cơ quan điều tra quốc gia Iran, 728 người dân nước này đã thiệt mạng vì ngộ độc methanol từ ngày 20/2 - 7/4.  Con số này cao hơn 10 lần so với số ca tử vong vì ngộ độc rượu hàng năm tại Iran.

{keywords}
Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng phòng dịch Covid-19 tại Iran. (Ảnh: AP)

Số ca tử vong do ngộ độc methanol tăng nhanh tại Iran, sau khi có nhiều tin đồn cho rằng cồn công nghiệp có thể là phương thuốc chống lại Covid-19.

Tính tới nay, Covid-19 đã khiến hơn 91.000 người Iran mắc bệnh và hơn 5.000 người đã tử vong. Iran nằm trong số những quốc gia đầu tiên bùng phát dịch Covid-19 bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Thậm chí, nhiều tin đồn trên mạng xã hội ở Iran cho rằng, uống whiskey, mật ong có thể chữa được Covid-19. Trong đó, thông tin uống methanol chữa được bệnh đã gây ra những cái chết thương tâm cho người dân Iran.

“Tin đồn cho rằng rượu có thể rửa và vệ sinh đường ruột. Đây là điều hoàn toàn sai”, bác sĩ Javad Amini Saman tại thành phố Kermanshah, nơi ghi nhận hơn 30 người chết vì ngộ độc methanol, chia sẻ với AP hồi cuối tháng Ba.

Ông Kianoush Jahanpour, phát ngôn viên Bộ Y tế Iran chia sẻ trên truyền hình hôm 27/4 rằng, 525 người đã chết, 5.011 người khác bị ngộ độc rượu và 90 người bị mất thị lực hoặc tổn thương mắt sau khi uống chất methanol.

Còn theo ông Hossein Hassanian, cố vấn của Bộ Y tế Iran, số liệu vênh nhau 200 trường hợp tử vong là do các nạn nhân chết ngoài bệnh viện.

Theo số liệu năm 2017, Iran sản xuất 5 triệu tấn methanol mỗi năm, tương đương 10% sản lượng toàn cầu.

Iran không phải là quốc gia duy nhất đang phải chiến đấu với những tin đồn thất thiệt giữa mùa dịch Covid-19. 

Cụ thể, theo Japan Times, ngôi vị số 1 cho mặt hàng bán chạy nhất năm 2020 ở Afghanistan chính là trà đen. Câu chuyện bắt nguồn từ một lời quảng cáo “vô lý” trên mạng xã hội Facebook kèm hình ảnh một đứa trẻ mới sinh được cho ở phía đông tỉnh Nangarhar khuyên người dân nên mua trà đen vì sản phẩm này có tác dụng điều trị Covid-19.

Ngay sau đó, nhiều người dân Afghanistan ở đã đổ xô tới các cửa hàng để mua trà đen. Kết quả, giá của sản phẩm này nhanh chóng tăng lên gấp 3 lần trước khi làn sóng mua nguội dần.

Minh Thu (lược dịch)

Hành khách cố mở cửa thoát hiểm máy bay giữa trời, bị bắt ngay khi hạ cánh

ẤN ĐỘ - Tờ The Times of India đưa tin, một người đàn ông 29 tuổi đã bị bắt sau khi cố gắng mở cửa thoát hiểm máy bay giữa không trung.

Chiến thuật mới của Nga nhằm bảo vệ cầu Crưm khỏi xuồng cảm tử Ukraine

Nga đang triển khai hàng loạt radar cỡ nhỏ và lắp đặt hệ thống tác chiến lên tàu chiến để bảo vệ cầu Crưm khỏi các cuộc tập kích bằng xuồng cảm tử (USV) của Ukraine.

Thủ tướng Israel phẫu thuật tim

Lúc 1h sáng nay (23/7), Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thông báo trên Twitter rằng ông sẽ trải qua một ca phẫu thuật tim trong đêm để lắp máy điều hòa nhịp tim.

Tình báo Mỹ thừa nhận khó theo dõi vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus

Giới chức tình báo Mỹ thừa nhận, nước này khó có thể theo dõi các vũ khí mà Nga đã chuyển tới Belarus, kể cả có hình ảnh vệ tinh.

Kiev xem cầu Crưm là mục tiêu tấn công, Mỹ nói Ukraine tổn thất đáng kể

Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố, cầu Crưm là mục tiêu tấn công của Ukraine.

Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên phóng tên lửa hành trình ra biển

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, Triều Tiên đã thực hiện việc phóng một số tên lửa hành trình ra biển Hoàng Hải lúc 4h sáng 22/7 (giờ địa phương).

Trực thăng lao xuống hồ ở Mỹ, toàn bộ hành khách thiệt mạng

Cả phi công và 3 hành khách trên chiếc trực thăng lao xuống một hồ nước nông ở vùng North Slope thuộc bang Alaska, Mỹ được xác định đã tử vong.

Vụ lính Mỹ từ Hàn Quốc vượt biên sang Triều Tiên diễn ra thế nào?

Washington đang cố gắng xác định số phận của binh nhì Travis T. King, lính Mỹ đã từ Hàn Quốc vượt biên trái phép sang Triều Tiên ngày 18/7.

Khoảnh khắc tên lửa HIMARS bắn cháy pháo tự hành Nga ở Ukraine

Chỉ với một quả tên lửa phóng từ Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), cỗ pháo tự hành 2S5 Giatsint-S của Nga đã bị phá hủy nhanh chóng.

Triều Tiên dọa đáp trả bằng hạt nhân khi Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự

Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kang Sun Nam cảnh báo, việc triển khai vũ khí của Mỹ như tàu sân bay, máy bay ném bom hay tàu ngầm tên lửa ở Hàn Quốc có thể rơi vào các điều kiện pháp lý cho phép Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !