Hơn 3 tháng trôi qua, dịch Covid-19 đã thay đổi thế giới như thế nào?
Theo số liệu thống kê trên trang Worldometers, tính đến ngày 13/4, thế giới ghi nhận 1.852.356 ca dương tính với virus corona chủng mới và 114.194 trường hợp đã tử vong. Mỹ trở thành quốc gia đứng đầu thế giới cả về số ca nhiễm và số ca tử vong vì Covid-19, sau khi vượt Italy về tổng số người thiệt mạng vì dịch.
Hôm 11/4, Lầu Năm Góc đã thông báo về việc thực hiện dự án đầu tiên của bộ này với các quyền hạn được trao dưới Đạo luật sản xuất quốc phòng, nhằm đẩy nhanh việc sản xuất hơn 39 triệu khẩu trang N95 để đối phó với đại dịch Covid-19. Đồng thời, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố thảm họa lớn đối với bang Wyoming, đồng nghĩa là tình trạng thảm họa lớn đã được ban bố ở tất cả 50 tiểu bang của Mỹ.
Trước đó, đầu tháng 4, chính quyền Trung Quốc đã dỡ bỏ việc phong tỏa Vũ Hán, nơi trở thành tâm điểm dịch Covid-19 và buộc phải ngừng kết nối với thế giới bên ngoài trong 76 ngày. Theo đó, vào đêm 8/4, chính quyền Trung Quốc đã mở lại những con đường ra vào từ thành phố và cho phép mọi người rời khỏi thành phố bằng ô tô.
Kể từ ngày 23/1, thành phố Vũ Hán gần như bị cách ly với thế giới bên ngoài do sự bùng phát dịch bệnh Covid-19, kết nối giao thông trong và ngoài thành phố bị đình chỉ hoàn toàn, bao gồm cả tàu điện ngầm, xe buýt, phà. Xe khách, tàu thuyền đường thủy không được phép vào thành phố, sân bay và nhà ga không hoạt động. Người dân không được phép rời khỏi thành phố nếu không có giấy phép đặc biệt.
Dưới đây là bộ ảnh do Sputnik tổng hợp về thế giới hơn 3 tháng qua chống lại dịch bệnh.
Ngày 31/12/2019, giới chức y tế Trung Quốc báo cáo với văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Trung Quốc về việc phát hiện một chủng virus mới chưa từng biết tới, gây ra căn bệnh giống như viêm phổi ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Lúc đó họ gọi là bệnh “viêm phổi lạ”. |
Sau đó, từ tháng 1/2020, những ca mắc Covid-19 đầu tiên đã được ghi nhận bên ngoài lục địa Trung Quốc. |
Từ ngày 23/1, thành phố Vũ Hán bị cách ly hoàn toàn với thế giới. |
Ngày 31/1, WHO công bố dịch bệnh là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu (PHEIC). |
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 11/2 cho biết tên chính thức của chủng virus corona mới sẽ là Sars-CoV-2. |
Ngày 11/3, WHO công bố dịch bệnh Covid-19 lan rộng trên thế giới đã chính thức trở thành đại dịch. |
Ngày 13/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo chính quyền của ông đang thực hiện nỗ lực quyết liệt và toàn diện nhất trong lịch sử hiện đại để đối phó với một loại virus từ nước ngoài. |
Người dân Italy tự cách ly tại nhà do lệnh phong tỏa toàn đất nước được thiết lập. |
Ngày 21/3, gần 1 tỷ người trên khắp thế giới đang phải ở trong tình trạng cách ly xã hội khi dịch bệnh Covid-19 khiến 11.000 người tử vong. |
Những gian hàng trống trơn do người dân mua đồ tích trữ trước đại dịch Covid-19. |
Tổng thống Vladimir Putin phát biểu trước người dân Nga trên truyền hình. |
Những con phố vắng vẻ tại Hoa Kỳ. Ngày 30/3, Mỹ đã vượt qua Trung Quốc về số người tử vong. |
Biện pháp cứng rắn được các nước áp dụng trước những công dân chống đối cách ly. |
Người dân tự giữ khoảng cách tại một nhà thờ, nhằm phòng tránh lây nhiễm. |
Các hãng hàng không dừng mọi chuyến bay chở khách và giảm lương nhân viên đến 50% vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. |
Một người phụ nữ đeo khẩu trang trên tàu điện ngầm tại Moscow, Nga. |
Người dân tại Hong Kong đeo khẩu trang khi đi tàu điện ngầm. |
Ngày 2/4, báo cáo của Đại học Johns Hopkins cho biết số ca mắc bệnh Covid-19 trên toàn thế giới đã vượt mốc 1 triệu người với hơn 50.000 người tử vong vì dịch bệnh này. Trong số các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 có cả Thủ tướng Anh Boris Johnson. |
Đại dịch Covid-19 đã hoàn toàn làm đảo lộn cuộc sống trên khắp hành tinh, làm hạn chế hoạt động đi lại, buộc các trường học phải đóng cửa và hàng triệu người phải làm việc tại nhà. |
Ngày 8/4, TP Vũ Hán chính thức được dỡ bỏ lệnh phong tỏa sau 76 ngày. |