Hoàn Cầu: Ấn Độ sẽ không dám ngả về Mỹ vì 'ngại' Trung Quốc

Trung Quốc luôn theo dõi sát sao sự phát triển của liên minh Ấn – Mỹ, nhưng tỏ ra tin tưởng rằng New Delhi sẽ giữ khoảng cách địa chiến lược của mình để không trở thành nước chư hầu của Washington.
Hoàn Cầu: Ấn Độ sẽ không dám ngả về Mỹ vì 'ngại' Trung Quốc - ảnh 1
Tàu sân bay nội địa đầu tiên, INS Vikrant, biểu tượng sức mạnh mới của Ấn Độ.
Hoàn Cầu: Ấn Độ sẽ không dám ngả về Mỹ vì 'ngại' Trung Quốc - ảnh 2
Một nhà nghiên cứu hàng đầu ở Viện Quan hệ Quốc tế đương đại của Trung Quốc (CICIR), đã viết một bài bình luận trên tờ Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) phân tích chuyến thăm Ấn Độ gần đây của Phó Tổng thống Mỹ, Joe Biden. Bài báo cho rằng Ấn Độ và Mỹ có thể có chung một lợi ích chung trong việc “kiềm chế Trung Quốc” nhưng “chiến lược độc lập” của Ấn Độ sẽ giữ New Delhi không liên kết hoàn toàn với Washington.

Nhà nghiên cứu Fu Xiaoqiang cho rằng: “Theo mong muốn địa chiến lược của Mỹ, để thúc đẩy Ấn Độ tham gia vào ‘hệ thống kiềm chế Trung Quốc’, Washington không chỉ khuyến khích New Delhi chuyển dịch về phía đông mà còn mang lại khái niệm về một “Ấn Độ - Thái Bình Dương” để biện minh cho sự can thiệp của Ấn Độ vào các vấn đề của khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.

Tuy vậy, theo ông Fu, đã có một số lý do đã khiến Ấn Độ không thắt một nút thắt quá chặt chẽ với Mỹ. Điều đó có thể làm Trung Quốc tức giận và có những ảnh hưởng làm mất cân bằng sự nỗ lực của Ấn Độ trong mối quan hệ với các nước láng giềng thông qua cạnh tranh hòa bình.

“Một mặt, New Delhi lo ngại điều này có thể kích thích Trung Quốc phát triển quân sự và đẩy Ấn Độ vào một cuộc chiến đối đầu trực tiếp với Trung Quốc. Điều này rõ ràng vượt xa lợi ích mà Ấn Độ mong muốn, kể từ khi Ấn Độ thích cân bằng với Trung Quốc một cách tự nhiên thông qua cạnh tranh hòa bình và hiệu quả. Ấn Độ không có ý định trở thành một thử nghiệm trong ‘quả bom nổ khu vực’ (ý nói các cuộc chiến lãnh thổ đang âm ỉ có thể bùng phát thành chiến tranh bất cứ lúc nào) bằng cách chống lại Trung Quốc”, Fu viết trong bài báo trên tờ Thời báo Hoàn Cầu.

"New Delhi cũng lo ngại rằng các nước nhỏ hơn sẽ “xúi giục” Mỹ đối đầu với Trung Quốc một cách công khai, làm xấu thêm những xung đột cũng như gây thiệt hại ổn định khu vực", ông nói.

Ngoài ra, ông Fu còn viết, Ấn Độ không muốn trở thành một "chư hầu chiến lược của Mỹ" và ngăn chặn tham vọng của New Delhi để trở thành một "cường quốc trên thế giới".  Ấn Độ sợ rằng khi trở thành một chư hầu chiến lược, Mỹ sẽ ngăn chặn họ trên con đường trở thành quốc gia hùng mạnh của thế giới.

Về kinh tế, ông Fu cho rằng mục tiêu thương mại song phương giữa Mỹ và Ấn Độ đạt trị giá 500 tỷ USD vào năm 2020 là quá tham vọng. Fu đã viết thêm rằng mục tiêu này đã được Mỹ sử dụng để biến New Delhi trở thành một đồng minh chiến lược.

"Tuy nhiên, mục tiêu đạt 500 tỷ USD năm 2020 dường như quá tham vọng để có cơ hội thành sự thật. Ngoài rào cản thương mại và các vấn đề thực tế khác, Trung Quốc chia sẻ nhiều lợi ích chung với Ấn Độ hơn so với Mỹ về thương mại đa phương", ông Fu nhận định.

Kết thúc bài báo, ông Fu cho rằng có nhiều lý do khiến Mỹ không thực sự mặn mà với những mục tiêu kinh tế mà hai nước này đã đặt ra: "Người Mỹ trong giới công nghiệp và thương mại cũng phàn nàn về cơ sở hạ tầng của Ấn Độ và môi trường đầu tư. Bảo vệ sở hữu trí tuệ của Ấn Độ đã chứng minh là gây khó chịu cho các doanh nghiệp Mỹ, đặc biệt là các công ty dược phẩm".

Phan Sương

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !