Hỗ trợ dân 2-4 triệu đổi xe máy cũ: Chuyên gia xe hiến giải pháp ít tốn kém

Để cải thiện khí thải, xe máy cũ vẫn sử dụng tốt chỉ cần thay động cơ hoặc linh kiện để tiết kiệm chi phí. Đối với xe máy cũ nát phải thay thế, chủ xe mong được chính sách cho trả góp khi mua xe mới

{keywords}
Hỗ trợ dân 2-4 triệu đổi xe máy cũ: Chuyên gia xe hiến giải pháp ít tốn kém

Chỉ cần thay động cơ, linh kiện để tiết kiệm

Theo chương trình thí điểm 'đổi xe cũ lấy xe mới' mà Hà Nội đang nghiên cứu thì những chiếc xe máy cũ trên 18 năm tuổi tại Hà Nội nếu không đạt tiêu chuẩn về khí thải có thể được hỗ trợ bằng một khoản tiền tương đượng 2-4 triệu đồng để mua xe mới.

Trước dự kiến này của Hà Nội, ông Nguyễn Trung Kiên (giảng viên chuyên ngành ô tô- xe máy, trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1) cho rằng không cần thiết phải thu hồi toàn bộ xe.

Ông Kiên phân tích: "Bộ phận chính tạo ra khí thải là động cơ. Do đó, với những xe cũ (không quá cũ nát) có thể thay động cơ. Mặc dù giá trị chiếc xe phần lớn nằm ở động cơ, nhưng thu hồi cả xe sẽ gây lãng phí.

Tuy nhiên, nếu thay động cơ sẽ bắt buộc phải kèm theo thay đổi cả số khung số máy. Trong khi xe đã đăng ký sẽ có số liệu này trên giấy tờ, hồ sơ đăng ký. Nếu thay động cơ khác thì số khung và số máy phải thay đổi lại, như thế xe không như đăng ký ban đầu. Đây là điều mà pháp luật chưa có quy định. Vì thế, nếu áp dụng theo hướng này đòi hỏi phải có luật hoặc quy định cụ thể”.

Ông Kiên đưa ra hướng khác khả thi hơn: “Không cần thiết thay cả động cơ mà chỉ cần thay các linh kiện bên trong động cơ. Việc làm này vẫn đáp ứng được nhu cầu về tiêu chuẩn khí thải mà không nhất thiết phải thay toàn bộ động cơ xe".

Vị giảng viên chuyên ngành ô tô - xe máy phân tích, có xe chỉ cần thay một vài chi tiết như pit - tong, bộ chế hoà khí…, những bộ phận này là nguyên nhân phát thải ra môi trường. Việc thay đổi những linh kiện này sẽ không ảnh hưởng gì tới thủ tục pháp lý vì không thay đổi số khung, số máy; các dữ liệu lưu trữ trong hồ sơ đăng ký xe vẫn được giữ nguyên.

“Việc thay thế phụ tùng mang lại giá trị kinh tế rất lớn. Việc thu hồi và thay bằng 1 xe mới phải tầm 10 triệu trở lên; nếu thay toàn bộ động cơ xe máy sẽ mất khoảng 3-5 triệu đồng, trong khi thay các linh kiện như đã nói ở trên thì chi phí giảm rất nhiều nữa”, ông Kiên nói.

Cũng theo ông Kiên, để làm được việc này cần phải có đơn vị đánh giá. Ở những đơn vị này phải có thiết bị đo chất lượng khí thải của chiếc xe xem còn đảm bảo theo tiêu chuẩn không. Nếu không sẽ xác định phụ tùng cần thay thế.

“Một vấn đề nữa cần lưu ý, trong trường hợp xe sử dụng thời gian quá lâu, khung xe gỉ sét không đủ an toàn thì nên thu hồi, không được phép lưu thông để tránh gây ra tai nạn hoặc phát thải quá nhiều khi lưu thông trên đường. Cần phải kiểm tra cả việc này chứ không phải chỉ kiểm tra động cơ về khí thải.

Bên cạnh giá trị về kinh tế thì cũng cần phải tính đến độ an toàn cho người điều khiển phương tiện và những người tham gia giao thông khác", ông Kiên nêu quan điểm.

Bà Trần Thị Quốc Khánh, Ủy Ban KHCN và Môi trường Quốc hội: "Tại sao không khuyến cáo người dân thay thế những phụ tùng gây ô nhiễm môi trường, trong khi nhiều nước cũng không bắt buộc đi thu hồi hết?
Trên thế giới vẫn có những xe cổ tồn tại bao đời, có giá trị rất lớn khi mang đấu giá. Vì họ biết đó là xe cổ, thay thế phụ tùng để không trở thành những sản phẩm gây ô nhiễm môi trường.
Nên chăng chỉ thay thế những bộ phận trong xe dễ gây ra ô nhiễm ra môi trường. Những xe vẫn tốt dù có thời hạn đăng ký trên 18 năm mà đi thu hồi để tái chế, liệu có doanh nghiệp nào đứng ra làm hay lại thành một đống rác thải?”.

Người dân vẫn băn khoăn

Đê La Thành, con phố với nhiều xe ba gác, xe máy cũ được trưng dụng để chở đồ gỗ cho các cửa hàng trên phố những ngày này vắng khách. Những bác tài xế ngồi túm tụm một chỗ, hút thuốc lào, uống nước chè tán chuyện.

Trong câu chuyện của họ có nhắc đến đề xuất đổi xe cũ lấy xe mới của Hà Nội.

Anh Nguyễn Văn Bảy (tên đã được thay đổi) quê ở Hà Nam cho biết anh được chủ cửa hàng đồ gỗ thuê vận chuyển hàng bằng chiếc xe mua ở cửa hàng cầm đồ, đã được sửa chữa, gia cố lại với việc lắp thêm hai giá to, có thể chở được một cái tủ hoặc chiếc giường tháo rời các bộ phận.

“Xe tôi chắc chắn thuộc diện thu hồi rồi. Nó quá cũ và nát. Nhưng mà nếu chỉ được hỗ trợ 4 triệu thì ít nhất tôi cũng phải bỏ thêm hơn chục triệu để mua xe máy mới. Đó là khoản tiền lớn đối với gia đình tôi lúc này. Ở quê tôi còn 3 đứa con, hai bố mẹ già. Đầu năm học chúng đều cần tiền đóng học”, anh Bảy băn khoăn.

Dù hoàn cảnh khó khăn, nhưng nếu chủ trương được ban hành thì anh Bảy cũng sẽ phải “nghiêm chỉnh chấp nhận”. Anh mong muốn số tiền mua xe mới sẽ được các hãng xe, các đại lý “cho trả góp” không tính lãi để bớt phần khó khăn cho những người lao động nghèo như anh.

Ngồi kế bên, anh Đinh Văn Lâm cũng bày tỏ băn khoăn, người dân có được cầm tiền mặt 2-4 triệu về và sau đó tự lựa chọn loại xe mà anh mong muốn sử dụng hay không?.

“Hôm qua tôi có đọc được thông tin cho rằng, các hãng xe sẽ thực hiện việc này. Như vậy liệu có việc bắt ép chúng tôi phải sử dụng xe của hãng?. Và việc nói hỗ trợ tiền có thực sự chính xác hay chỉ là chiêu “kích cầu bán hàng”. Bởi thực tế đã xảy ra nhiều cửa hàng treo biển giảm giá nhưng thực tế lại nâng giá bán lên?”, anh Lâm băn khoăn.

Dù tỏ ra băn khoăn với đề xuất của Hà Nội nhưng cơ bản những ý kiến mà phóng viên có được đều là sẽ chấp hành. Họ chỉ mong sao, Hà Nội có những giải pháp thiết thực hơn nhằm giúp họ có được phương tiện mưu sinh vừa đảm bảo tiêu chuẩn nhưng không bị quá ảnh hưởng đến kinh tế gia đình.

N.Huyền

Bát canh cua đồng và yêu thương mênh mông ùa về ngày Hà Nội mất điện

Bát canh cua nóng nảy, thơm lừng mùi cua đồng tháng 6, mùi rơm rạ vừa gặt, mùi rau nhút ao làng, và một thứ rau không nơi nào có, ngoài quê tôi - rau mầm mộng bông… khiến bao người thương nhớ.

Dãy nhà dân ở Long An bị sạt lở, chìm xuống sông Cần Giuộc

Khu vực bờ sông Cần Giuộc đoạn qua xã Phước Lại (Cần Giuộc, Long An) xảy ra sạt lở khiến 5 căn nhà dạng ki-ốt cùng nhiều tài sản bị nhấn chìm.

Tìm giải pháp biến chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên

Diễn đàn Môi trường năm 2023 với chủ đề “Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên” được Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức sáng 9/6/2023 với sự tham gia của nhiều chuyên gia, các nhà quản lý, nhà khoa học.

Quán karaoke, nhà hàng vẫn gặp khó về phòng cháy chữa cháy

Việc các cơ sở được bãi bỏ một số giấy xác nhận trong PCCC vẫn chưa gỡ khó cho doanh nghiệp, khi các quy định về vấn đề này còn quá khắt khe.

Ngư dân 43 tuổi kể chuyện sống sót thần kỳ qua 4 ngày lênh đênh trên biển

Ngư dân Trần Văn Việt (43 tuổi, quê huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) bị ngã xuống biển và sống sót thần kỳ sau 4 ngày đêm lênh đênh trên biển.

Nhiếp ảnh gia bén duyên với vùng cao, được ngàn trẻ em yêu quý

Lê Quang Long từng bán cả xe máy để mua máy ảnh thực hiện đam mê. Và rồi anh trở thành một người hết lòng với việc giúp trẻ em nghèo vùng cao.

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng bừng lên 35 độ rồi mưa to dồn dập

Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, nóng đến 35 độ, xấp xỉ ngưỡng nắng nóng nên trời khá oi bức. Nhưng từ chiều tối 8-10/6 bắt đầu có mưa rào giông mạnh, nhiệt độ giảm 2-3 độ.

Hành động 'điên rồ' của người đàn ông liên tục bị mất trộm lan quý

Ý tưởng lập khu bảo tồn lan rừng phi lợi nhuận của ông Đỗ Tuấn Hưng từng bị coi là điên rồ. Sở hữu hơn 200 chủng loại lan quý hiếm, ông quyết định trả chúng về với rừng.

48 tuyến xe buýt gom khách cho Metro Bến Thành-Suối Tiên

TP.HCM dự tính mở thêm 22 tuyến xe buýt, điều chỉnh lộ trình 15 tuyến cùng 11 tuyến hiện hữu nhằm giúp hành khách dễ dàng tiếp cận loại hình giao thông công cộng mới khi Metro số 1 vận hành.

Mất điện, thầy trò soi đèn pin, điện thoại dồn sức ôn thi tốt nghiệp

Cao điểm nắng nóng, mất điện luân phiên, học trò ở Nghệ An ôn thi trong phòng học chỉ được thắp sáng bằng ánh đèn điện thoại.

Đang cập nhật dữ liệu !