Hình ảnh "Đại bàng non" đổ bộ khiến Triều Tiên tức giận
Cuộc tập trận này diễn ra đồng thời với một cuộc tập trận khác có tên “Giải pháp then chốt”, thực hiện từ 7/3 đên 18/3/2016. Cuộc tập trận huy động một lực lượng quân sự hùng hậu lên gồm 17.000 lính Mỹ, 300.000 lính Hàn Quốc.
Hàng năm, CHDCND Triều Tiên theo dõi sát sao và thường xuyên chỉ trích các hoạt động quân sự kiểu này. Mỗi khi diễn ra tập trận, Bình Nhưỡng đều nâng cao cấp độ sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị quân đội, ra lệnh “sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù với lòng căm thù ngút trời” và “đáp trả thích đáng những hành vi khiêu khích”.
Ngày 9/3/2016, CHDCND Triều Tiên thực hiện một vụ phóng tên lửa đạn đạo ở khu vực biển Nhật Bản. Ngày 14/3/2016, Bình Nhưỡng lên tiếng đe dọa sẽ ném bom hạt nhân Mahattan (New York, Mỹ) và biến khu vực này thành tro bụi.
Dưới đây là một số hình ảnh về cuộc tập trận “Đại bàng non 2016”:
Tập trận “Đại bàng non” được tổ chức từ năm 1953, sau chiến tranh Triều Tiên. Đây là một hoạt động quân sự nằm trong cam kết phòng thủ tập thể của Hoa Kỳ đối với Hàn Quốc, đề phòng trường hợp nổ ra chiến tranh liên Triều. |
Cuộc tập trận song phương này diễn ra trên mọi không gian chiến trường: trên đất liền, trên biển và trên không. |
Trong hoạt động diễn tập đổ bộ, đạn khói sẽ được sử dụng để tạo ra màn chắn ngụy trang che chắn cho các phương tiện đổ bộ lưỡng cư tiếp cận bờ biển. |
Sau khi tiếp cận bờ biển, lực lượng đổ bộ sẽ di chuyển từ các phương tiện cơ giới, vận động chiếm lĩnh các ví trị định sẵn. |
Lính thủy đánh bộ Mỹ và Hàn Quốc đang diễn tập khoa mục đổ bộ đường biển. |
Trên bãi biển, lực lượng Mỹ và Hàn Quốc đứng chung một vị trí. Không có nhiều khác biệt giữa hai lực lượng. |
Mục đích công khai của cuộc tập trận nhằm rèn luyện khả năng phối hợp giữa quân đội hai nước Mỹ và Hàn Quốc theo một kịch bản giả định đối phó với tình huống bị CHDCND Triều Tiên tấn công. |
CHDCND Triều Tiên cáo buộc hoạt động tập trận này có mục đích chuẩn bị cho cuộc xâm lược của Mỹ và Hàn Quốc trong tương lai. |
Qua nhiều năm, cuộc tập trận “Đại bàng non” được duy trì như một biện pháp huấn luyện binh sĩ nghiêm túc và khắc nghiệt. |
Cuộc tập trận cho phép Mỹ kiểm tra, thử nghiệm năng lực của lực lượng đổ bộ đường biển gồm lính thủy đánh bộ, phương tiện lưỡng cư… |
Trong thời gian diễn ra cuộc tập trận “Đại bàng non”, Mỹ và Hàn Quốc còn đồng thời tổ chức cuộc tập trận “Giải pháp then chốt” trong khu vực nội địa. |
Đây là hoạt động quân sự thường niên được tổ chức từ năm 2010. |
Khi mới tổ chức, “Giải pháp then chốt” được mang tên Chiến dịch Kế hoạch 5015. |
Các khoa mục của “Giải pháp then chốt” tập trung vào nội dung phòng chống, đáp trả các cuộc tấn công sử dụng vũ khí hủy diệt lớn. |
Trong đó, có nội dung tấn công phủ đầu CHDCND Triều Tiên, trong trường hợp có sự đe dọa sử dụng vũ khí hủy diệt lớn như vũ khí sinh hóa, vũ khí hạt nhân. |
Nếu như “Đại bàng non” tập trung vào khoa mục đổ bộ đường biển, sử dụng các phương tiện lưỡng cư là chủ yếu thì “Giải pháp then chốt” sử dụng nhiều phương tiện chiến tranh chính quy như xe tăng, trọng pháo, và máy bay tiêm kích hiện đại, trong đó có máy bay tàng hình thế hệ 5 F-22. |
Ngoài các lực lượng quy ước, tham gia “Giải pháp then chốt” còn có các lực lượng đặc nhiệm của cả Mỹ và Hàn Quốc. |
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…