Hiệp định TTIP giữa Mỹ và EU: Nhằm vào Trung Quốc

Việc ký kết Hiệp định TTIP (Hiệp định đối tác đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương) sẽ giúp người Mỹ và châu Âu kiềm chế các tham vọng kinh tế của Trung Quốc.
Hiệp định TTIP giữa Mỹ và EU: Nhằm vào Trung Quốc - ảnh 1

Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp và Thủ tướng Anh.

Mặc dù Mỹ và EU đã tổ chức nhiều vòng đàm phán nhưng hiện chưa có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy hai bên sẽ có thể ký kết Hiệp định đối tác đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP) trong năm 2016. Ngược lại, hiện đang có những dấu hiệu cho thấy các cuộc đàm phán về vấn đề này có thể sẽ bị đổ vỡ.

Các cuộc đàm phán về việc thành lập khu vực tự do thương mại giữa Mỹ với EU (được biết đến với tên gọi viết tắt là TAFTA hoặc TTIP) hiện đang đứng trước bờ vực phá sản sau khi tổ chức Hòa bình xanh chi nhánh ở Hà Lan ngày 2/5 vừa qua cho công bố các tài liệu mật hiện đang được hai bên xem xét.

Những thông tin bị rò rỉ cho thấy Mỹ hiện vẫn chưa sẵn sàng mở cửa hoàn toàn thị trường của mình cho người châu Âu trong khi vẫn lên tiếng kêu gọi châu Âu gỡ bỏ mọi rào cản đối với Mỹ trong việc tiếp cận thị trường châu Âu.

“Hoặc phải có sự bình đẳng về quyền lợi trong TTIP, hoặc hiệp định này sẽ không được ký kết”- Tổng Thư ký đảng Xã hội Pháp Jean Christophe Kambadelis nhấn mạnh.

Ngoài ra, kết quả các cuộc thăm dò dư luận xã hội cũng cho thấy đa số người châu Âu đang có đồng quan điểm với Jean Christophe Kambadelis khi chỉ có khoảng 20% ủng hộ vấn đề này.

TTIP nhằm vào Trung Quốc?

Các cuộc đàm phán về việc ký kết TTIP đã kéo dài hơn 3 năm, bắt đầu từ năm 2013. Những người ủng hộ việc ký kết thỏa thuận này dẫn ra nhiều minh chứng về các lợi ích kinh tế mà TTIP đem lại cho châu Âu như: 119 tỷ Euro vào năm 2027.

Họ cũng chỉ ra khía cạnh quan trọng khác về địa chính trị khi cho rằng hiệp định này sẽ giúp người Mỹ và châu Âu kiềm chế các tham vọng kinh tế của Trung Quốc.

Tuy nhiên, nếu như TTIP được ký kết thì tất cả các điều luật, nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ mất đi vai trò của mình: các nước phương Tây muốn hay không cũng sẽ phải thay đổi các tiêu chí riêng của mình để xây dựng theo các tiêu chí mới.

Chính vì vậy, những người theo trường phái phản đối TTIP ở châu Âu đang bị đánh giá là những người ủng hộ Trung Quốc. “Nếu như hiệp định này không được ký kết thì khả năng siêu cạnh tranh của nền kinh tế Trung Quốc sẽ được duy trì ít nhất trong vòng 20 năm nữa”- cựu Bộ tưởng Ngân sách Pháp Alain Lamassoure nhấn mạnh. Theo Alain Lamassoure, những người phản đối TTIP “đang ủng hộ Trung Quốc”.

Hiệp định TTIP giữa Mỹ và EU: Nhằm vào Trung Quốc - ảnh 2

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Đức Merkel.

Trong bối cảnh này, Nga cũng được hưởng lợi không nhỏ. Rất khó khăn mới có thể trở thành thành viên của WTO, Nga không muốn những nỗ lực của mình bị “đổ xuống sông xuống biển”.

Ngoài ra, không có gì cho thấy những tiêu chí chung của phương Tây trong lĩnh vực đảm bảo an toàn sinh thái cho hàng hóa, từ các vật dụng hàng ngày cho đến các sản phẩm lắp máy, sẽ có lợi cho nền kinh tế Nga.

Mặc dù xuất khẩu nông nghiệp và các sản phẩm công nghệ cao của Nga vào các nước phương Tây và Mỹ là không lớn nhưng những tiêu chí có thể được thiết lập trong trường hợp TTIP được ký kết sẽ có những tác động không nhỏ đến quan hệ thương mại của Nga với các nước đối tác của mình.

“Gà Mỹ tiêm hormone” sẽ bị phản đối?

Trong giai đoạn hiện nay, những đòi hỏi cao của châu Âu đang có những tác động tiêu cực đến kế hoạch của Mỹ. Luật pháp của châu Âu liên quan đến vệ sinh dịch tễ và môi trường khắt khe hơn nhiều so với luật của Mỹ. Điều này có nghĩa là các bên sẽ phải ngồi lại với nhau để bàn bạc, ban hành ra các tiêu chuẩn mới theo xu hướng hoặc là thắt chặt, hoặc là thả lỏng hơn các tiêu chí này.

Hiện nay, những người phản đối ký kết TTIP với Mỹ ở châu Âu đang nghi ngờ rằng Ủy ban châu Âu sẽ có những nhượng bộ với Mỹ theo kiểu “gà Mỹ tiêm hormone”: sản phẩm kiểu này bị cấm ở châu Âu nhưng lại phù hợp với các tiêu chí về mặt sinh thái ở Mỹ và nếu như TTIP được ký kết dựa trên các điều kiện của Mỹ thì các loại hàng hóa này sẽ xuất hiện trong các cửa hàng ở châu Âu.

Trước tình thế này, các nông trang ở châu Âu đang phản đối mạnh mẽ khả năng nhượng bộ trong vấn đề liên quan đến cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm nông nghiệp. Sự phản ứng này cũng đang nhận được sự ủng hộ của các chính trị gia, điển hình là đảng cánh hữu ở Pháp đang lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ sự phản kháng này. Đảng đối lập chính thức ở Pháp là “Mặt trận dân tộc” do bà Marine Le Pen đứng đầu đã phản đối quyết liệt việc ký kết TTIP với Mỹ.

“Chúng tôi kịch liệt phản đối hiệp định này vì nó tạo ra mối nguy hiểm lớn đối với người nông dân của chúng tôi, đối với sức khỏe và môi trường sống của chúng tôi”- bà Marine Le Pen tuyên bố.

Hiệp định TTIP giữa Mỹ và EU: Nhằm vào Trung Quốc - ảnh 3

Tổng thống Pháp Hollade và Thủ tướng Đức Merkel

Những nỗ lực chung của các lực lượng cánh hữu, cánh tả có quan điểm chống Mỹ và các nhà hoạt động sinh thái đang mang đến những kết quả nhất định. Theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận xã hội, trong năm 2014 có đến gần 50% người dân châu Âu ủng hộ việc ký kết TTIP với Mỹ nhưng đến tháng 5/2016, con số này sụt xuống chỉ còn 15%.

Dưới áp lực của khuynh hướng này, những chính trị gia có ảnh hưởng đã bắt đầu lên tiếng bày tỏ sự nghi ngờ đối với tính hợp lý của TTIP. Cựu Tổng thống Pháp Nhikolas Sarkozy đã lên tiếng từ chối ủng hộ vô điều kiện việc ký kết TTIP và quan điểm này sau đó cũng được cựu Thủ tướng Pháp François Fillon chia sẻ.

Đến tháng 4/2016, đích thân Tổng thống đương nhiệm Pháp F.Hollande cũng lên tiếng bày tỏ nghi ngờ đối với TTIP khi tuyên bố: “Nếu như có mối đe dọa nguy hiểm nào đó xuất phát từ TTIP thì tôi sẽ không ủng hộ hiệp định này”.

Hiện nay, Quốc hội Pháp đang ghi nhận sự liên kết của các lực lượng không ủng hộ TTIP. Điều này có nghĩa là khả năng ký kết TTIP sẽ bị “chôn vùi” nếu như nó được đưa ra xem xét trước quốc hội.

Khi đó, có thể chính ông F.Hollande sẽ đứng ra phản đối hiệp định này để nâng cao uy tín vốn đã giảm sút lâu nay. Nhà phân tích chính trị Pháp Gael Bryuste đã công khai đề nghị ông Hollande thực hiện động thái này.

Nếu như Pháp phản đối TTIP thì nhiều khả năng quan hệ Pháp-Đức, hai đối tác được coi là hàng đầu trong EU, sẽ bị ảnh hưởng.

Tại Đức, số lượng chính trị gia phản đối TTIP cũng khá đông nhưng nhiều khả năng Đức sẽ vẫn phải miễn cưỡng chấp nhận TTIP.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ “Expert- Chuyên gia”, tờ báo chuyên đưa tin về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thế giới, đặc biệt các tin tức liên quan tình hình các nước thuộc không gian hậu Xô Viết. Tờ báo được thành lập năm 1995.

Đào Cảnh (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !