Hệ lụy trái ngang vụ cấp hàng trăm sổ đỏ trên đất rừng ở Đắk Nông

Người dân bị thu hồi đất đang canh tác, nhiều cán bộ bị kỷ luật, thậm chí bị điều tra vì làm trái quy định. Đó là hệ lụy của vụ cấp hàng trăm sổ đỏ trên đất rừng tại huyện Đắk G’long (Đắk Nông).

Ảnh hưởng từ vụ cấp hàng trăm sổ đỏ trên đất rừng ở huyện Đắk G’long, rất nhiều người dân đứng trước nguy cơ mất trắng số diện tích đã khai hoang được chính quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử đụng đất (bìa đỏ) hợp pháp.

Rẫy của anh Lê Lâm Cà Na (26 tuổi, trú thôn 4, xã Đắk Som) có nguy cơ bị thu hồi 1/2.

Đơn cử trường hợp gia đình anh Lê Lâm Cà Na (26 tuổi)  trú thôn 4, xã Đắk Som, huyện Đắk G’long. Vào năm 1998, gia đình anh Cà Na chuyển từ tỉnh Gia Lai về xã Đắk Som và mua gom khoảng 15ha đất rồi trồng cây ăn trái, cà phê; đến nay đã canh tác sản xuất rất ổn định, đồng thời được cấp bìa đỏ toàn bộ diện tích đất này từ năm 2017. 

Tuy nhiên, mới đây gia đình anh Cà Na tá hỏa khi nhận được thông báo nhà nước sẽ thu hồi khoảng 8/15ha đất của gia đình anh với lý do số diện tích đất bị thu hồi là đất rừng.

“Gia đình tôi đã thế chấp sổ đỏ trong ngân hàng để vay hàng chục tỉ đồng để đầu tư trồng măng xuất khẩu. Nếu bị thu hồi 8ha đất, gia đình tôi có nguy cơ phá sản, dù việc mua đất, được cấp bìa hoàn toàn hợp pháp, được chính quyền công nhận”, anh Cà Na phản ánh.

Cùng chung hoàn cảnh với anh Cà Na, ông K’Hải có hơn 2,1ha đất tại thôn 4 xã Đắk Som đã được cấp sổ đỏ từ 2017. Tuy nhiên, vừa qua, huyện Đắk G’long kiểm đếm, xác định số diện tích của ông K’Hải là đất lấn chiếm của Viện khoa học nông lâm nghiệp miền Trung – Tây Nguyên. 

Ông K’Hải chia sẻ, sau khi nhận thông tin cơ quan quản lý sẽ thu hồi đất của gia đình, ông rất buồn và chưa biết phải làm như thế nào vì cuộc sống của cả gia đình ông đều nhờ mảnh đất này.

Về nguồn gốc lô đất, ông K’Hải thông tin, đất được khai hoang từ năm 1994, rồi trồng cà phê, cây ăn trái. Đến tháng 12/2003, UBND tỉnh Đắk Lắk (cũ, nay là Đắk Nông) giao 3.280ha đất, rừng cho Viện khoa học nông lâm nghiệp miền Trung – Tây Nguyên và đã gom luôn diện tích đất đã khai hoang của gia đình ông để giao. 

“Năm 2016-2017, UBND xã Đắk Som gọi tôi lên để làm sổ đỏ. Sau khi xác định tứ cận thửa đất không có tranh chấp, UBND huyện Đắk G’long đã cấp sổ đỏ cho gia đình tôi trong năm 2017 và đến nay không có tranh chấp với bất kỳ ai, gia đình tôi đã ổn định làm ăn sinh sống trên miếng đất này”, ông K’Hải nói. 

Theo phản ánh của nhiều người dân ở huyện Đắk G’long, sau khi người dân khai hoang và canh tác một thời gian dài thì Nhà nước thực hiện cấp đất rừng cho Viện khoa học lâm nghiệp Nam Trung Bộ - Tây Nguyên. Có thể việc cấp đất rừng cho Viện chỉ trên giấy tờ, không ra thực địa nên mới có chuyện chồng lấn nhau như vậy.

Theo thống kê, trong giai đoạn 2015-2021, UBND huyện Đắk G’long thực hiện gần 800 hồ sơ cấp mới (với 1.088 sổ đỏ, tổng diện tích hơn 671ha). Trong số 1.088 sổ đỏ được cấp có 701 sổ cấp trái quy định. Đặc biệt, có 300/701 sổ đỏ đã cấp với gần 300ha trong thời kỳ 2013-2019 trái quy hoạch sử dụng đất.

UBND tỉnh Đắk Nông đã có chỉ đạo UBND huyện Đắk Glong, UBND xã Đắk Som tiến hành thu hồi 300 sổ đỏ cấp trên đất rừng để hủy bỏ giá trị pháp lý. Cho đến nay, việc cấp hàng trăm bìa đỏ cho hàng trăm hộ dân có liên quan đến rất nhiều cán bộ, lãnh đạo huyện Đắk G’long và cán bộ cấp xã.

Ông Trần Quốc Hiền, Trưởng phòng Nội vụ huyện Đắk Glong cho biết, có 35 cán bộ, lãnh đạo liên quan đến sai phạm quản lý đất đai, cấp sổ đỏ cho dân và hiện nay đang cho tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo mức độ vi phạm. 

“Riêng lãnh đạo huyện có liên quan nhưng đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu, UBND tỉnh Đắk Nông sẽ xử lý theo phân cấp”, ông Hiền nói.

Vụ việc cấp hàng trăm sổ đỏ trên đất rừng này được xác định là nghiêm trọng đến mức Tỉnh ủy Đắk Nông phải chỉ đạo Công an tỉnh này vào cuộc điều tra, xác minh.

Chưa biết kết quả điều tra của công an như thế nào, nhưng vấn đề nóng hiện tại là người dân địa phương này đang đứng trước nguy cơ mất đất, và huyện Đắk G’long có thể mất cán bộ hiện hữu. Đây là hệ lụy vô cùng lớn đối với huyện nằm trong tốp nghèo nhất tỉnh Đắk Nông.

Hải Dương

Người phụ nữ Hà Nội gặp sự cố nhớ đời khi đi bộ lên sân thượng chung cư

Sau khi đi bộ lên sân thượng chung cư, người phụ nữ hoảng hốt phát hiện cửa xuống đã bị khóa, không thể liên lạc được với người thân.

Chen chân làm thủ tục chuẩn hóa thông tin thuê bao di động trước giờ G

Rất đông khách hàng đổ về các cửa hàng giao dịch của 3 nhà mạng Viettel, Mobifone, Vinaphone ở Hà Nội để làm thủ tục chuẩn hóa thông tin cá nhân trước ngày cuối tháng 3.

Xuyên đêm săn loài cá biển ngược sông Lam

Cá mòi ngược con nước để vào mùa sinh sản, đây cũng là dịp người dân vạn chài dọc sông Lam (Nghệ An) tất bật cả ngày đêm để đánh bắt, mang lại thu nhập cho gia đình.

Thăm ngôi biệt thự 800m2 của đại gia nức tiếng Hà Nội xưa

Gần 100 năm qua, kí ức về gia đình, những kỉ vật trong căn biệt thự số 44 Hàng Bè vẫn được các thế hệ con cháu giữ gìn, trân quý.

Động đất tiếp tục ở Kon Tum, 36 trận xảy ra trong 22 ngày

Trận động đất có độ lớn 3.4 độ richter vừa xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Chỉ trong tháng 3, nơi đây đã xảy ra 36 trận động đất.

Ngôi nhà siêu méo mó bên tuyến đường mới mở ở Hà Nội

Ngôi nhà có diện tích 17m2 ở ngách 42/197 Thịnh Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội), nằm trên tuyến đường nối khu đô thị Đồng Tàu - Tam Trinh.

Hai du khách nước ngoài đứng trên đường phố Quảng Nam xin cứu giúp

Ngày 20/3, Công an TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) cho biết, phòng Quản lý xuất nhập cảnh (công an tỉnh) đã xuống địa bàn để tìm hiểu thông tin về việc hai du khách nước ngoài cầm biển xin cứu giúp trên đường phố.

Thấp thỏm sống trong ngôi nhà 'án ngữ' giữa đường

Trên tuyến đường ở TX Đông Triều, Quảng Ninh "mọc" 1 ngôi nhà hai tầng khiến nhiều người bất ngờ khi đi qua.

Xuất hiện cảnh chèo kéo khách ở cà phê phố đường tàu

Nhiều chủ quán hoặc người làm ở một số quán cà phê đường tàu thuộc phường Điện Biên (Hà Nội) chìa hẳn thực đơn ra mời chào, chèo kéo du khách. Nếu ai không có ý định vào uống nước sẽ không được họ dẫn qua rào chắn.

Cảnh nhộn nhịp trên công trường xây dựng sân bay Long Thành

Thiết bị máy móc của các nhà thầu hoạt động liên tục để san lấp mặt bằng và thi công móng cọc, triển khai xây dựng các hạng mục như đường băng, bãi đỗ xe, nhà ga sân bay Long Thành những ngày đầu tháng 3.

Đang cập nhật dữ liệu !