Hé lộ về lực lượng tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc

Sau hơn 4 thập kỷ im hơi lặng tiếng, truyền thông quốc gia Trung Quốc đã "lần đầu hé lộ" những bức ảnh chụp thế hệ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của nước này.

Sau hơn 4 thập kỷ im hơi lặng tiếng, truyền thông quốc gia Trung Quốc đã "lần đầu hé lộ" những bức ảnh chụp thế hệ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của nước này. Mặc dù đây là loại tàu thế hệ cũ, thuộc hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc chứ không phải loại tàu ngầm hiện đại lớp Jin (lớp Tấn), có căn cứ tại đảo Hải Nam, tuy nhiên, những hình ảnh này vẫn khiến nhiều người tò mò...

Phô trương sức mạnh

Tân Hoa xã và Nhân dân nhật báo đã đăng tải những bức ảnh chụp tàu ngầm hạt nhân thế hệ đầu tiên, được cho là thuộc lớp Xia (lớp Hạ), có tuổi đời vài thập kỷ. Theo trang Military-today, tàu ngầm hạt nhân lớp Xia có 6 ống phóng ngư lôi 533mm và mang được tổng cộng 12 ngư lôi Yu-3. "Đây là lần đầu tiên lớp Xia được thảo luận chi tiết đến thế trên truyền thông quốc gia Trung Quốc", Tai-lơ Phra-ven (Taylor Fravel), chuyên gia về an ninh Mỹ thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) cho biết. Ông nhận định, khi việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc ngày càng được tăng cường thì việc phô trương sức mạnh cũng không còn e dè như trước.

Hé lộ về lực lượng tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc - ảnh 1

Tàu ngầm Trung Quốc tuần tra tại khu vực Thanh Đảo, Sơn Đông. Ảnh: AFP

Trong những năm gần đây, những tranh chấp liên tục gia tăng trên Biển Đông đã khiến Trung Quốc ngày càng chú trọng việc phát triển hạm đội tàu ngầm. Điều này được thể hiện rõ trong vòng 10 năm trở lại đây, hạm đội tàu ngầm Trung Quốc có nhiều đổi mới, chất lượng được nâng lên. Nếu như vào năm 2000, 1/6 số tàu ngầm của hải quân nước này có thời gian vận hành hơn 10 năm thì vào đầu năm 2010, số tàu ngầm mới chiếm tới 80%. Theo Dailymail dẫn thông tin từ truyền thông Trung Quốc cho biết, về số lượng, lực lượng tàu ngầm Trung Quốc được cho là xếp thứ hai trên thế giới. Lực lượng này gồm 70 tàu ngầm, 10 chiếc trong số đó là tàu ngầm hạt nhân. Ngoài ra, ít nhất 4 chiếc được trang bị tên lửa JuLang-2 (JL-2) hai tầng sử dụng nhiên liệu rắn, tầm bắn 8.700 dặm (14.000km), có thể phóng tới các thành phố lớn của Mỹ.

Giới phân tích cho rằng, sở dĩ Trung Quốc mở rộng nhanh chóng lực lượng tàu ngầm tấn công là do một số nguyên nhân như: Nhằm đáp ứng nhu cầu phòng thủ, hạn chế khả năng can thiệp của Mỹ, thách thức sự thống trị của Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương, bảo đảm khả năng đánh chặn hạt nhân… Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất theo các chuyên gia nhận định đó là nhằm mục đích răn đe các nước trong khu vực để thực hiện ý đồ của mình, đặc biệt trong bối cảnh các tranh chấp trên khu vực biển Hoa Đông đang ngày càng gia tăng.

Ủy ban Đánh giá an ninh và kinh tế Mỹ - Trung Quốc (UCESRC) cảnh báo các quan chức Mỹ rằng, cán cân quyền lực tại Đông Á sẽ thay đổi nếu việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc tiếp tục diễn ra như tốc độ hiện tại. “Đến năm 2020, Trung Quốc có khả năng trở thành quốc gia đóng tàu chiến hàng đầu thế giới, vượt qua Mỹ về số lượng tàu ngầm, tàu chiến mà Bắc Kinh đóng hằng năm”, ủy ban này cho biết.

Răn đe Mỹ, liệu có thể?

Sau khi tin tức về lực lượng tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc được công bố, tờ Thời báo Oa-sinh-tơn của Mỹ đã có bài viết dẫn nguồn truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết, các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc sẽ được sử dụng như một phương tiện để răn đe Mỹ trên khu vực Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Đô đốc Hải quân Mỹ Giô-na-than Gri-nớt (Jonathan Greenert) đã lên tiếng bác bỏ mối đe dọa này. Ông cho rằng, tên lửa đạn đạo Trung Quốc muốn bắn hạ được mục tiêu trước hết cần phải có khả năng tàng hình và độ chính xác cao. Quan trọng hơn là tên lửa này phải vượt qua được các hệ thống cảnh báo và tên lửa đánh chặn khi đến gần được biên giới Mỹ, mà điều này là hoàn toàn không thể. Đô đốc Gri-nớt cũng cho biết, các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân Mỹ mặc dù đã khá cũ và ít được nâng cấp do chính sách cắt giảm chi tiêu quốc phòng của Mỹ, song vẫn dư khả năng bảo vệ an toàn và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của quân đội.

Thêm vào đó, báo cáo của Lầu Năm Góc trước Quốc hội Mỹ cũng cho rằng, những tàu ngầm động cơ diesel của Trung Quốc thiếu sự cơ động trong tác chiến. “Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) chỉ có thể liên hệ ở mức giới hạn với hạm đội tàu ngầm khi chúng thực hiện nhiệm vụ ngoài biển. Hơn nữa, các tàu ngầm của Trung Quốc chỉ chú trọng tối ưu hóa nhằm tấn công các mục tiêu trên mặt nước, trong khi hệ thống vũ khí và khả năng dò tìm tàu ngầm đối phương bằng sóng siêu âm (sonar) rất yếu. Vì vậy, tàu ngầm Trung Quốc ít có khả năng ngăn chặn tàu ngầm Mỹ” - báo cáo của Lầu Năm Góc viết.

Báo cáo này cũng cho hay, khả năng "tàng hình" là một trong những lợi thế của tàu ngầm. Phần lớn các hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc vẫn là động cơ diesel, hầu hết trong số này được mua từ Nga trong những năm 90 và thập niên đầu của thế kỷ 21, vì vậy khả năng kiểm soát tiếng ồn có phần hạn chế. Trong khi đó, Mỹ lại sử dụng hệ thống giám sát âm thanh (SOSUS), một mạng lưới cảm biến rộng khắp được đặt tại các "nút thắt" dưới lòng đại dương. Nó cho phép Oa-sinh-tơn phát hiện và theo dõi tàu ngầm thông qua tiếng ồn, từng được sử dụng trong Chiến tranh Lạnh để theo dõi tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Liên Xô.

Song theo Defense News, Trung Quốc đang phát triển Lớp 096-thế hệ tiếp theo của tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo. Theo báo cáo của UCESRC, Trung Quốc dự kiến ​​sẽ "cải thiện phạm vi hoạt động, khả năng tàng hình và sát thương" của tàu ngầm hạt nhân. Điều này có thể mang tới mối đe dọa cho các vùng lãnh thổ Mỹ ở ngoài lục địa Mỹ, bao gồm khu vực A-la-xca, Gu-am và cho cả các tàu chiến Mỹ trong khu vực này.

Nguồn: NGỌC THƯ (QĐND)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !