Hé lộ nguyên nhân nữ công nhân tử vong bất thường sau truyền đạm

Nhiều người vẫn có thói quen thấy người mỏi mệt, ăn uống giảm sút là mời nhân viên y tế tới tiêm truyền đạm tại nhà, hoặc tiêm truyền tại phòng khám bệnh tư, không phải bệnh viện… nhằm bồi bổ sức khỏe nhưng không hề hay biết có thể tử vong chỉ sau ít phút cắm kim truyền.

Không phải ai cũng truyền được đạm

Sẽ đình chỉ hoạt động phòng khám 

Tối 7/4, một nữ công nhân đã tử vong tại phòng khám Kết Châu (481 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội) sau khi được bác sĩ tại đây truyền đạm. Nguyên nhân ban đầu được cho là sốc phản vệ. Hiện công an đang vào cuộc điều tra, làm rõ.

Chia sẻ với báo giới, ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân, Sở Y tế Hà Nội, xác nhận có trường hợp tử vong vào tối 7/4 tại Phòng khám Kết Châu. Nạn nhân là Phan Thị H. (sinh năm 1986, quê Thừa Thiên Huế), làm công nhân may và sinh sống ở khu vực Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội. Ngay sau khi bệnh nhân có dấu hiệu bất thường, phòng khám đã xử lý cấp cứu và gọi 115 nhưng nữ công nhân đã tử vong ngay sau đó.

Sau khi sự việc xảy ra, đại diện Sở Y tế Hà Nội đã có mặt tại hiện trường ngay trong đêm. Theo ông Trung, nguyên nhân ban đầu là sốc phản vệ sau khi truyền đạm. Bác sĩ truyền đạm là một phó khoa chuyên khoa nội của Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô đã về hưu, có chuyên môn cao.

Đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết phòng khám này được cấp giấy phép hoạt động từ năm 2015 trong lĩnh vực chuyên khoa nội, siêu âm. Theo quy định, tất cả phòng khám đều phải có tủ thuốc cấp cứu và danh mục thuốc, dịch truyền theo quy định của Bộ Y tế.

Theo ông Trung, hiện tại, toàn bộ giấy tờ, giấy phép cũng như cơ sở vật chất của phòng khám đã bị công an niêm phong nên Sở Y tế chưa nhận định được việc truyền đạm này có đúng quy định hay không bởi còn tùy thuốc vào việc bệnh nhân đến khám hay được cấp cứu.

Theo kế hoạch, hôm nay  8/4, Sở Y tế sẽ có quyết định đình chỉ hoạt động của phòng khám để phục vụ công tác điều tra. Ngoài ra, trong trường hợp công an yêu cầu họp hội đồng chuyên môn, Sở Y tế sẽ phối hợp thực hiện.

Không nên thực hiện tại phòng khám tư

Theo BS Nguyễn Hướng Văn, hiện nay, một số người bệnh nhân khi yếu mệt chuộng tiêm truyền dung dịch đạm thủy phân. Tuy nhiên, truyền dịch cũng có những tai biến có thể xảy ra. Bởi, trong các chai dung dịch đạm có nhiều các acid amin mà cơ thể cần, có các chất điện giải và có thể thêm một số các vitamin, sorbitol tùy theo tên thương phẩm của các hãng dược sản xuất khác nhau. Thị trường dược phẩm nước ta đang có nhiều loại dung dịch tiêm truyền này như: aminosol vitrum (Thụy Điển), moriamin (Nhật Bản), trophysan (Pháp), yeiamin (Thái Lan), amigreen TPN (Hàn Quốc)... mỗi chai 500ml.

Các bác sĩ cảnh báo người dân không nên lạm dụng, cứ thấy người mỏi mệt, ăn uống giảm sút là mời nhân viên y tế tới tiêm truyền dung dịch đạm thủy phân tại nhà, hoặc tiêm truyền tại phòng khám bệnh tư, không phải bệnh viện. Truyền dung dịch đạm thủy phân chỉ có chỉ định điều trị với người bệnh suy kiệt, không ăn uống được, người bị chấn thương nặng, bỏng, bệnh nhân phải phẫu thuật lớn...

Vì vậy khi thực hiện tiêm truyền phải có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ, được thực hiện tại các cơ sở y tế có uy tín và cần chú ý:

- Phải kiểm tra hạn dùng bộ dây truyền và túi đựng. Các dụng cụ khác (khay đựng, panh, kéo...) phải được tiệt khuẩn cẩn thận.

- Trước khi truyền, cần cho chảy những giọt đầu tiên ra ngoài để đuổi hết bọt khí trước khi cho dung dịch truyền vào mạch máu người bệnh.

- Không tiêm truyền quá tốc độ cho phép, điều chỉnh liều và tốc độ (số giọt/phút) thuốc tùy từng trường hợp theo chỉ định của thầy thuốc điều trị. Nếu không theo dõi để khóa điều chỉnh tốc độ xê dịch trong lúc truyền, thuốc xuống nhiều, nhanh rất dễ xảy ra choáng (sốc). Lúc đầu nên truyền với tốc độ chậm cho người bệnh thích ứng dần, sau đó truyền với tốc độ chỉ định.

- Phải chuẩn bị sẵn phương tiện và thuốc men để xử lý kịp thời khi bất ngờ người bệnh bị choáng.

Nếu không thực sự cần thiết mà cứ tiêm truyền tại nhà, hoặc ở phòng khám tư thì điều trước tiên là thiệt hại về kinh tế (công tiêm truyền và tiền thuốc khá cao), và tốn nhiều thời gian vì phải nằm nhiều giờ để tiêm truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch. Nếu nóng vội tiêm truyền nhanh rất dễ bị choáng nguy hiểm.

Với một số trường hợp cho dù tiêm truyền tốt (sát khuẩn cẩn thận, kim tiêm đưa vào đúng tĩnh mạch và tiêm nhỏ giọt đúng chỉ định) vẫn có thể bất thường xảy ra choáng phản vệ. Đó là do phản ứng đặc biệt của cơ thể đối với các tác nhân nào đó trong chai đạm: vitamin, hoặc phân tử acid amin... Choáng phản vệ cực kỳ nguy hiểm, nạn nhân suy tuần hoàn cấp (tụt huyết áp, mạch nhanh nhỏ khó bắt: trụy tim mạch), vật vã nửa tỉnh nửa mê, hay hôn mê, vô niệu, nôn, đại tiện không tự chủ... dù có được đưa vào bệnh viện cấp cứu, tỷ lệ tử vong vẫn cao.

Bởi vậy những người không quá suy yếu, còn hấp thu thức ăn qua đường tiêu hóa được, thì ăn uống bồi bổ cơ thể là cách tốt nhất vừa kinh tế, vừa an toàn; trong một số trường hợp cần thiết thì có thể uống các viên đạm thủy phân. Khi ăn các thực phẩm giàu đạm (thịt nạc, cá, trứng, sữa, đậu nành...), men tiêu hóa của cơ thể sẽ thủy phân chất đạm (protein) thành các acid amin cần thiết để được hấp thu vào cơ thể cũng có tác dụng không kém việc tiêm truyền dung dịch đạm.

N. Huyền

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !