"Hất cẳng" Mỹ, Nga đang thể hiện quyền làm chủ tại Trung Đông

Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Jordan đang đi theo con đường của Điện Kremlin với hy vọng Tổng thống Vladimir Putin, nhân vật quyền lực mới ở Trung Đông, có thể đảm bảo lợi ích và giải quyết vấn đề của các nước này.

Quốc gia mới nhất trong danh sách nói trên là Ả Rập Xê Út và Quốc vương Salman vừa trở thành vị vua dầu mỏ đầu tiên tới thăm Moscow vào hôm nay (4/10). Vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự của Quốc vương Ả Rập sẽ là “kiềm chế Iran”, đồng minh thân cận Nga song lại là kẻ thù của hầu hết các quốc gia vùng Vịnh.

Theo Bloomberg, cho đến gần đây, Washington vẫn duy trì là điểm đến ưa thích của các lãnh đạo vùng Vịnh. Nhưng bây giờ, sức mạnh Hoa Kỳ trong khu vực đang thụt lùi thấy rõ, một phần là do sự thành công của Nga khi can thiệp quân sự vào Syria, tiếp thêm quyền lực cho Tổng thống Bashar al-Assad sau nhiều năm Mỹ khăng  khăng rằng ông phải ra đi.

Tổng thống Nga Putin gặp gỡ Thủ tướng Israel Netanyahu.

Dennis Ross, trưởng đàm phán viên hòa bình Trung Đông của Mỹ và từng làm cố vấn qua các đời Tổng thống từ George H. W. Bush tới Barack Obama, nhận định: “Điều này đã thay đổi thực tế và sự cân bằng sức mạnh trong khu vực. Ông Putin đã thành công khi đưa Nga trở thành một nhân tố mới quan trọng ở Trung Đông. Đó là lý do tại sao chúng ta thấy một loạt quan khách Trung Đông tới Moscow thời gian gần đây”.

Tuy nhiên, thành công cũng có những vấn đề rắc rối riêng. Do những xung đột ngày càng nhiều, không dễ để tất cả các vị khách ra về đều hài lòng. “Càng cố gắng đứng ở vị trí cầu nối với tất cả các bên thì càng khó có thể hoàn thành trò chơi”, ông Ross phân tích.

Moscow từng là một cường quốc ở khu vực Trung Đông trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cungc ấp vũ khí cho các nước Ả Rập để chống lại Israel. Sức ảnh hưởng của Nga mất dần do sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết. Khi Mỹ đổ quân vào Iraq để lật đổ Saddam Hussein, Moscow chỉ là người đứng ngoài, không thể làm gì ngoài việc đưa ra lời kháng nghị.

Song, tình thế bắt đầu quay ngược từ năm 2013 khi cựu Tổng thống Barack Obama quyết định không tấn công ông Assad. Hai năm sau, Tổng thống Nga Putin đã đưa quân đội và máy bay đến để bảo vệ người đồng cấp Syria.

Gặt hái thành quả

Phần lớn thời gian, các đồng minh khu vực của Hoa Kỳ chắc chắn thuộc phe “Assad cần phải ra đi”. Song họ đã bị vỡ mộng khi quân đội Mỹ không được triển khai để lật đổ Tổng thống Syria.

Theo như Khaled Batarfi, giáo sư ĐH Alfaisal, ở Jeddah, Ả Rập Xê Út, vị thế của Nga trong khu vực tăng lên “bởi vì ông Obama đã cho phép điều đó xảy ra, đáng tiếc là, ông Obama đã rút lui ở một mức độ khá lớn khỏi Trung Đông”.

Tổng thống Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.

Quan điểm này dường như ngày càng lan rộng. Tháng trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, người đã có nhiều  năm kêu gọi Mỹ hành động chống lại Assad, lại đưa ra kết luận rằng: “Nói với Mỹ chẳng mang lại kết quả gì”.

Thổ Nhĩ Kỳ giờ đây đã hòa cùng với Nga và Iran trong kế hoạch giảm xung đột ở vùng Vịnh. “Kế hoạch này đang gặt hái được kết quả”, ông Erdogan nói.

Hai năm trước, căng thẳng giữa ông Putin và Erdogan lên cao trào sau khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một chiếc máy bay chiến đấu của Nga trên biên giới Syria. Tuần trước, Tổng thống Nga đã bay sang Ankara dùng bữa tối với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ và một số “người bạn khác”, những người đồng ý mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga.

"Quốc vương đã tới"

Trong khi đó, Ả Rập Xê Út, nhà tài trợ cho lực lượng nổi dậy chống Assad, cũng đang hợp tác với Nga để thuyết phục phe đối lập tham gia đàm phán hòa bình, và điều đó có nghĩa là sẽ củng cố thêm sức mạnh cho Tổng thống Syria.

Các đồng minh Trung Quốc hầu hết đều hoan nghênh việc thay đổi lãnh đạo ở Hoa Kỳ sau cuộc bầu cử tháng 11/2016 cũng như ủng hộ những lời lẽ cứng rắn của Tổng thống Donald Trump đối với Iran. Mặc dù, cho đến nay, ông Trump dường như vẫn chỉ quanh quẩn với chính sách ở Syria của người tiền nhiệm, đó là tập trung vào cuộc chiến chống IS chứ không phải lật đổ ông Assad.

Vì vậy, một khi mục tiêu thay đổi chế độ ở Syria đã bị đẩy lùi thì các ưu tiên cũng sẽ chuyển hướng. Ả Rập Xê Út và các cường quốc vùng Vịnh khác đang yêu cầu Moscow kiềm chế vai trò của Iran ở Syria.

“Tốt hơn hết Nga không nên đứng về một bên trong vấn đề này. Đó là thông điệp chính. Đây là Quốc vương, người đại diện cho các quốc gia Ả Rập vùng Vịnh, đại diện cho sức nặng địa chính trị, và đích thân tới Nga lần đầu tiên. Vì vậy, Moscow cần phải cân nhắc mọi khía cạnh”, Abdulkhaleq Abdulla, nhà phân tích chính trị ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, cho hay.

Ông Putin và Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed Bin.

Tuy nhiên, theo một chuyên gia thân thiết với Điện Kremlin, ông Putin sẽ không thay đổi quan điểm của mình về Iran chỉ để thỏa mãn mong muốn của Ả Rập Xê Út. Ngay cả Thủ tướng Israel, người đã tới thăm Moscow bốn lần trong 18 tháng qua, cũng cảm thấy rất khó để thuyết phục nhà lãnh đạo Nga.

Hồi tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Israel Netanyahu nói với ông Putin rằng việc Iran gia tăng “chân rết” tại Syria là không thể chấp nhận được. Dù vậy, Nga vẫn từ chối yêu cầu lập vùng đệm tại Syria của ông Netanyahu, để có thể giữ cho các lực lượng Iran và Hezbollah cách xa biên giới Israel ít nhất là 60 km. Thay vào đó, Nga lại đề nghị một vùng đặc khu 5 km.

Moscow cũng từ chối yêu cầu của Washington biến sông Euphrates thành đường chia cách giữa quân đội chính phủ Syria và các lực lượng mà Mỹ chống lưng ở phía đông Syria. Tuy nhiên, Ayham Kamel, giám đốc Trung Đông và Bắc Phi của Tổ chức Eurasia, nhận định, Nga đã thành công trong việc mở các kênh liên lạc với tất cả các bên, từ Iran tới Ả Rập Xê Út và nhóm Hồi giáo cực đoan Palestine Hamas tới Israel.

Các chuyên gia cho rằng Nga đang đóng vai trò trung gian, cùng với Ai Cập, để chấm dứt những rạn nứt kéo dài hàng thập kỷ tại Palestine, giữa Fatah ở Bờ Tây và Hamas ở Gaza. Ông Putin đã mời các lãnh đạo Libya đối lập tới Moscow sau một loạt nỗ lực kêu gọi hòa bình của các quốc gia không thành. Nga cũng trở thành nhà đầu tư hàng đầu ở khu vực người Kurd tại Iraq và là một trong số ít cường quốc không lên án mong muốn đòi độc lập của họ.

Về lĩnh vực kinh tế, để so sánh thì sẽ không công bằng khi GDP của Hoa Kỳ gấp 13 lần Nga. Song, ông Alexander Zotov, đại sứ Liên bang Nga tại Syria từ năm 1989 đến 1994, cho rằng, đó không phải là yếu tố quyết định.

“Đôi khi bạn xem một trận đấu boxing có hai đối thủ, một với những cơ bắp vạm vỡ và một người khác nhỏ con hơn nhưng nhanh nhẹn và có kỹ thuật tốt”, ông nói.

Mặc dù kinh tế là mặt hạn chế của Nga, song Tổng thống Putin còn một vài lợi thế khác so với các Tổng thống Mỹ. Theo Paul Salem, Phó Chủ tịch Viện Trung Đông tại Washington, ông Putin không cần phải lo về ý kiến của Quốc hội hay các cuộc bầu cử, ông Putin cũng đã tại vị trong gần 2 thập kỷ, là lãnh đạo lâu đời về địa chính trị với những “thông điệp mạnh mẽ và chắc chắn”.

“Ông Putin là người nói những gì ông làm và ông sẽ làm những gì ông nói”, chuyên gia Salem phân tích.

Sự trỗi dậy của Nga xuất hiện khi các nghị sĩ Hoa Kỳ đang bị bủa vây bởi các vấn đề ở châu Á cùng sự mệt mỏi đối với những cuộc chiến tại Trung Đông, một điều mà cả ông Obama và ông Trump đã thừa nhận.

“Washington vẫn là một cường quốc không thể thay thế được trong khu vực. Nhưng cam kết của Mỹ với các đồng minh truyền thông đang yếu dần và điều đó khuyến khích các lãnh đạo trong khu vực tự lập hàng rào bảo vệ và Điện Kremlin xuất hiện trong đầu của tất cả các nhà lãnh đạo này”, chuyên gia Kamel kết luận.

Tuệ Minh (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !