Hàng nghìn sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ bị bắt hậu đảo chính sẽ thay đổi "vận mệnh" NATO?

Hơn 9.000 sĩ quan quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bị bắt giam sao vụ đảo chính bất thành và con số này vẫn tiếp tục tăng lên. Câu hỏi được đặt ra là, khi nào quốc gia đồng minh NATO sẽ khiến cho các lực lượng vũ trang của mình “rỗng tuếch” và dễ đánh bại?

Câu trả lời cũng rất đơn giản, sẽ không quá sớm. Tuy nhiên vấn đề ở đây là chính xác những ai đã bị bắt. Thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ đến tuổi sẽ phải đi lính, vì vậy nước này có khoảng hơn 500.000 người trong các lực lượng vũ trang. Nhiều người cho rằng số lượng người bị bắt giam sau cuộc đảo chính chỉ là rất nhỏ so với sức mạnh của hàng trăm nghìn người còn lại.

Tuy nhiên, sự thực là trong số hàng nghìn người bị bắt đó, có hơn 100 người là các tướng lĩnh và đô đốc hàng đầu, chiếm tới 1/3 số chỉ huy quân sự Thổ Nhĩ Kỳ, và đó là điều khiến các đồng minh NATO lo ngại. Rất nhiều đối tác quân sự lâu đời của họ đã bị bắt giam, làm dấy lên lo ngại rằng trong tương lai họ sẽ phải thỏa thuận với ai và ai là người có thể tin tưởng được.

Tương lai và sự ổn định của căn cứ không quân

Tại căn cứ không quân Incirlik mà Thổ Nhĩ Kỳ chia sẻ với lực lượng quân sự Mỹ, sự lo lắng càng thể hiện rõ. Chỉ huy Thổ Nhĩ Kỳ, Bekir Ercan Van và rất nhiều sĩ quan của ông tại căn cứ đã bị bắt chỉ vài ngày sau cuộc đảo chính bất thành.

Không chỉ có Mỹ sử dụng căn cứ Incirlik cho các hoạt động không kích chống IS ở khu vực biên giới Syria mà đây còn là kho chứa một loạt vũ khí hạt nhân của NATO. Việc hiểu sai ý hoặc thiếu phương thức liên lạc trong môi trường này có thể dẫn tới rắc rối thực sự, đó là chưa kể tới mạng sống của các binh lính Mỹ và NATO cũng có thể bị đặt vào thế nguy hiểm.

Hàng nghìn sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ bị bắt hậu đảo chính sẽ thay đổi

Căn cứ không quân Incirlik tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Incirlik là căn cứ dành cho máy bay không người lái và chiến đấu cơ siêu tốc, không chỉ không kích IS mà còn tăng cường sức mạnh cho các lực lượng đặc nhiệm Mỹ, hỗ trợ lực lượng nổi dậy ôn hòa trên mặt đất ở trong lãnh thổ Syria. Việc từ chối sự bảo hộ của căn cứ trên cùng nguy cơ thương vong gia tăng khiến Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một đối tác không đáng tin cậy.

Chỉ vài tiếng sau khi vụ đảo chính bắt đầu, Thổ Nhĩ Kỳ đã ngừng hoạt động ở căn cứ chống IS này, đóng cửa các không phận xung quanh căn cứ và mặc dù lệnh này đã nhanh chóng được dỡ bỏ sau khi chỉ huy căn cứ Incirlik bị bắt song các nguồn hỗ trợ cho căn cứ này vẫn bị cắt hậu đảo chính.

Nhiều lời đồn lan truyền trên truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ rằng có bàn tay Mỹ đằng sau vụ đảo chính. Ở Ankara, đại sứ Mỹ John Bass, đã lập tức bác bỏ, gọi những lời đồn đoán đó là “có hại” và “không đúng sự thực”.

Khi được hỏi về việc bộ máy nhân sự quân đội thiếu hụt sẽ hợp tác như thế nào với các đồng minh NATO, Phó Thủ tướng Mehmet Simsek cho biết: “Cuộc đảo chính lần này chỉ càng tăng cường sức mạnh cho Thổ Nhĩ Kỳ và NATO. Tất cả các quốc gia thành viên NATO đều dân chủ giống như Thổ Nhĩ Kỳ và cuộc đảo chính là một vụ tấn công vào nền dân chủ, vì vậy sự việc này sẽ giúp chúng ta lại gần nhau hơn”.

Thế nhưng, NATO đã mất đi những tướng lĩnh mà nhóm này tin tưởng sau vụ đảo chính. Tướng Akin Ozturk, một vị tướng bốn sao chỉ huy lực lượng NATO ở Afghanistan, cũng bị buộc tội dẫn đầu âm mưu đảo chính. Mặc dù ông phủ nhận cáo buộc nhưng điều khiến các bạn bè của ông Ozturk tại NATO và gia đình của ông lo lắng hơn đó là những bức ảnh chụp lại ông vài tiếng sau khi bị bắt, trong đó dường như ông đã bị đánh. Hình ảnh của Ozturk với đôi tai băng bó, dây trói quanh cánh tay làm dấy lên nghi ngại cho rằng ông đã bị đánh đập.

Binh sỹ bị tra tấn?

Khi ông Ozturk xuất hiện trong phiên tòa vào ngày hôm sau, các vết thương của ông và một số sĩ quan khác trông tồi tệ hơn. Một bức ảnh được tiết lộ cho thấy những điều kiện tàn khốc trong nhà tù mà họ bị giam giữ. CNN cũng đã đăng tải loạt ảnh cho thấy hàng chục người đàn ông với đôi tay bị trói đằng sau, không được mặc quần áo, phải quỳ trong một căn phòng chật hẹp không khác gì chuồng ngựa.

Hàng nghìn sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ bị bắt hậu đảo chính sẽ thay đổi

Hàng nghìn sĩ quan và chỉ huy cao cấp của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bị bắt giữ.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đã bác bỏ những lo ngại về việc các binh sỹ bị đối xử tệ hại. Ông cho biết ông Ozturk và các sĩ quan khác đã chống cự khi bị bắt vì vậy đã xảy ra va chạm giữa hai bên, họ cũng sử dụng vũ khí chống cự trong vào tiếng đồng hồ. Khi được hỏi về bức ảnh các binh sỹ bị nhốt và trói của CNN, ông cho rằng “đâu là cách đối xử bình thường của cảnh sát đối với các phạm nhân trong hoàn cảnh tương tự”. “Tội của những binh sỹ này là rất nặng, vì vậy họ không thể được đối xử như một cuộc điều tra bình thường”, Phó Thủ tướng nói thêm.

Hành động này của Thổ Nhĩ Kỳ không “được lòng” các đồng minh NATO bởi các nước này luôn coi trọng việc đối xử với tù nhân theo luật pháp quốc tế là điều quan trọng. Việc các tù nhân bị trói, quỳ, không được mặc quần áo đã vi phạm các công ước về nhân quyền và có thể bị coi là tra tấn.

Lo ngại của NATO

Ở một số khía cạnh, Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên hàng đầu trong NATO. Trong liên minh, nước này có lực lượng quân sự lớn thứ hai chỉ sau Mỹ, tuy nhiên, việc Ankara quyết “đứng một mình” sẽ gây ra nhiều mối lo ngại tại trụ sở NATO ở Brussels.

Năm ngoái, lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn rơi một chiếc máy bay chiến đấu Nga gần biên giới Syria. Dù công khai ủng hộ thành viên của mình nhưng một số quan chức NATO vẫn bày tỏ sự ngạc nhiên trước hành động của Ankara. Hầu hết các quan chức đều cho rằng những tình huống tương tự chỉ khiến họ thêm lo lắng chứ không lấy gì làm hạnh phúc.

Nga đang ngày càng lớn mạnh, tìm cách vươn cánh tay quân sự ra ngoài biên giới phía Đông, từ Kaliningrad ở phía Bắc tới Syria ở phía Nam. Và mặc dù Ankara gần đây đã cải thiện quan hệ với Moscow nhưng sự thật là việc các lực lượng của nước này đang thiếu hụt đội ngũ lãnh đạo sẽ khiến cho các nhà hoạch định chiến lược ở trụ sở NATO lo lắng.

Hơn thế nữa, Thổ Nhĩ Kỳ nằm ngay sát eo biển Bosphorus, tuyến đường thiếu sót lớn nhất của NATO trong cuộc chạy đua với Nga, cũng là cảnh cổng cho Hạm đội Biển Đen của Moscow tiến vào Địa Trung Hải và các đại dương ở phía bên kia của thế giới.

Chỉ mới hai năm trước, Nga sẵn sàng phá vỡ luật lệ quốc tế để tiến vào Crimea, “nhà” của Hạm đội Biển Đen, đủ để thấy lực lượng này quan trọng với Moscow như thế nào. Từ Crimea, các tàu ngầm Nga có thể theo dõi bờ biển của NATO và hỗ trợ cho lực lượng Nga ở Syria.

Với những lý do trên, bất kỳ sự thay đổi nào, đặc biệt là việc thiếu hụt lực lượng binh sỹ và chỉ huy trong quân đội NATO cũng có thể khiến tổ chức này đứng trước nhiều nguy cơ trước các cuộc xung đột trong hiện tại và tương lai.

Bài viết được tham khảo nguồn tin CNN, một kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ, thuộc sở hữu tập đoàn Time Warner. CNN là một trong những kênh thông tin uy tín nhất thế giới.

Tuệ Minh (lược dịch)

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Đang cập nhật dữ liệu !